(vhds.baothanhhoa.vn) - Thực hiện Đề án “Sắp xếp các trường mầm non, tiểu học, THCS và trường phổ thông có nhiều cấp học hiện có tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020” toàn tỉnh đã giảm được 63 trường. Như vậy, mặc dù đã trải qua 2/3 chặng đường thực hiện đề án, nhưng toàn tỉnh mới chỉ hoàn thành 50% kế hoạch theo tiến độ quy định.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Chậm tiến độ sắp xếp mạng lưới trường lớp

Thực hiện Đề án “Sắp xếp các trường mầm non, tiểu học, THCS và trường phổ thông có nhiều cấp học hiện có tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020” toàn tỉnh đã giảm được 63 trường. Như vậy, mặc dù đã trải qua 2/3 chặng đường thực hiện đề án, nhưng toàn tỉnh mới chỉ hoàn thành 50% kế hoạch theo tiến độ quy định.

Theo kế hoạch, giai đoạn từ 2015 - 2020, huyện Hậu Lộc phải tiến hành sắp xếp 26 trường học. Tuy nhiên, đến nay địa phương này mới chỉ sắp xếp được 4 trường học của 2 xã là Phong Lộc và Mỹ Lộc để thành lập 2 trường phổ thông nhiều cấp học. Như vậy, từ nay đến năm 2020, huyện Hậu Lộc sẽ phải hoàn thành sắp xếp 22 trường học. Mục tiêu này xem ra khó có thể hoàn thành, khi mà thời gian chỉ còn có 2 năm, trong khi việc thực hiện sắp xếp các trường học vẫn còn không ít khó khăn, vướng mắc. Trước những khó khăn như: Đợi điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính, cơ sở vật chất chưa đảm bảo sáp nhập nên UBND huyện Hậu Lộc đã đề nghị UBND tỉnh cho điều chỉnh lộ trình thực hiện lui lại trong những năm học tiếp theo.

Cô giáo Mai Thị Nụ - Hiệu trưởng Trường THCS Thịnh Lộc (Hậu Lộc) cho biết: Nhà trường mong muốn về phía UBND tỉnh sớm có đề án dồn ghép khu vực hành chính giữa Thịnh Lộc và thị trấn để tạo điều kiện thuận lợi cho việc sắp xếp trường lớp theo đề án.

Việc sáp nhập hoàn toàn phù hợp với tình hình thực tế, đảm bảo sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn lực, cơ sở vật chất hiện có.

Không chỉ riêng huyện Hậu Lộc, mà nhiều địa phương khác tình hình thực hiện đề án sắp xếp trường lớp cũng gặp nhiều khó khăn. Lý do được các địa phương đưa ra là: do tính chất vùng miền và đặc thù các trường cách nhau xa, thiếu phòng học, số lượng học sinh đang tăng dần, điều kiện kinh tế ở địa phương còn khó khăn, sự đồng thuận của nhân dân chưa cao, muốn thay đổi hình thức sắp xếp chuyển từ sáp nhập liên xã sang sáp nhập liên cấp tiểu học với cấp THCS trên cùng địa bàn xã. Còn đối với các nhà trường trong lộ trình sắp xếp cũng đang còn nhiều băn khoăn, vướng mắc.

Cô giáo Trương Thị Hiền - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hà Dương (Hà Trung) cho biết: Bản thân cán bộ, giáo viên nhà trường rất băn khoăn và lo lắng, bởi vì nếu sáp nhập liên trường thì nếu hiệu trưởng THCS làm hiệu trưởng chung thì sẽ không chuyên sâu tiểu học. Thời gian học của 2 bậc học khác nhau sẽ ảnh hưởng đến trật tự, tổ chức hoạt động chung dẫn đến việc rất khó sắp xếp về mặt thời gian.

Cô giáo Nguyễn Thị Năm - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hà Vân (Hà Trung) cho biết: Việc sáp nhập trường khiến phụ huynh, cán bộ quản lý, giáo viên băn khoăn, lo lắng về chất lượng dạy và học sau sáp nhập. Môi trường học tập của 2 cấp học là khác nhau, mặc dù quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước là rất đúng đắn, tuy nhiên khi bắt tay vào thực hiện thì có rất nhiều khó khăn.

Thực tế cho thấy, bên cạnh các nguyên nhân khách quan thì vẫn còn các nguyên nhân chủ quan khi các địa phương chưa thực hiện việc sắp xếp theo lộ trình, như: Chưa chỉ đạo quyết liệt, chưa có kế hoạch, biện pháp cụ thể trong việc bố trí, sắp xếp công tác nhân sự, bổ sung các điều kiện về cơ sở vật chất để thực hiện sắp xếp mạng lưới trường học. Ngoài ra một số địa phương chưa thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền về chủ trương của tỉnh, hiệu quả, lợi ích của việc sắp xếp lại hệ thống trường học; một bộ phận cán bộ, giáo viên có tư tưởng ngại thay đổi, chưa có ý thức phấn đấu, lo ảnh hưởng đến quyền lợi cá nhân.

Ông Hoàng Văn Thi - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Thanh Hóa cho biết: Việc sắp xếp lại mạng lưới trường, lớp học phải được xem xét từ tình hình thực tế của từng địa phương để sắp xếp theo mô hình liên xã hoặc liên cấp. Đồng thời phải cụ thể hóa thành kế hoạch để các cấp chính quyền vào cuộc. Bên cạnh đó cũng cần phải nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ quản lý các trường...

Đề án ‘Sắp xếp các trường mầm non, tiểu học, THCS và trường phổ thông có nhiều cấp học hiện có tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020" được xem là một cuộc "cải tổ" toàn diện nhằm quy hoạch lại mạng lưới trường lớp, cán bộ, giáo viên, phù hợp với định hướng phát triển giáo dục trong tình hình mới. Theo đánh giá của các trường đã được sáp nhập cho thấy đều phù hợp với tình hình thực tế, đảm bảo sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn lực, cơ sở vật chất hiện có, đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của học sinh. Đây là cơ sở để các địa phương, các nhà trường tiếp tục thực hiện sắp xếp mạng lưới trường lớp theo đúng lộ trình đề ra.

Hạ Lan


Hạ Lan

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]