(vhds.baothanhhoa.vn) - Cuộc tranh luận về cách gọi học trò là con sau rất nhiều tranh cãi lại vừa được dấy lên trong những ngày gần đây, mà đỉnh điểm là lời yêu cầu giáo viên và cán bộ giáo dục không gọi học sinh là con được phát ra từ một nhà nghiên cứu.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Có nên cứng nhắc trong cách xưng hô?

Cuộc tranh luận về cách gọi học trò là con sau rất nhiều tranh cãi lại vừa được dấy lên trong những ngày gần đây, mà đỉnh điểm là lời yêu cầu giáo viên và cán bộ giáo dục không gọi học sinh là con được phát ra từ một nhà nghiên cứu.

Có nên cứng nhắc trong cách xưng hô?

Ảnh minh họa.

Ý kiến từ những người lớn tuổi cho rằng, cặp xưng hô “con - thầy”; “con - cô” đã được xới lên từ lâu. Gọi học trò bằng con có nguồn gốc Nho giáo: Nho giáo nhìn thế giới theo mô hình gia đình mở rộng, hai người xa lạ sống cách xa nhau cũng xưng hô theo gia đình, chú, bác, cháu, con. Có người cho rằng, chỉ có cha hoặc mẹ mới được gọi bằng con, tức là chỉ những ai sinh ra cháu bé mới được quyền gọi nó bằng con. Ông bà, chú bác, cô cậu, dì dượng, thầy, cô... chỉ được gọi bé bằng cháu. Đặc biệt, nhiều người còn nặng nề hơn khi cho rằng: Giáo dục khai phóng luôn hướng tới bình đẳng, giáo viên với vai trò là người hướng dẫn hơn là dạy dỗ. Cách xưng con có thể tạo sự bất bình đẳng. Khi học sinh quá tôn sùng thầy cô như cha mẹ - “cha mẹ chỉ có đúng” hay “trọng tài là cha là mẹ” thì đánh mất tính tư duy phản biện trong học sinh mà đề cao tính tôn sùng...

Còn hầu hết các phụ huynh cho rằng cách gọi này tạo sự thân mật cho các học sinh. Từ khi bắt đầu bước chân vào cổng trường, mỗi chúng ta đều rộn ràng hát vang: “Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo. Khi đến trường cô giáo như mẹ hiền”. Giáo viên gọi các con nghe rất gần gũi, thân thương, về tâm lý khiến trẻ gắn bó, yêu thầy, cô, trường lớp hơn.

Mỗi ý kiến khi đưa ra đều có những lý lẽ khác nhau. Còn với tôi, tôi thích kiểu thầy, cô - xưng em như khi tôi còn là học sinh hơn. Có thể đó chỉ là thói quen, là vùng ký ức học trò thân thương. Nhưng là một đứa trẻ, mỗi lần nghe điều đó tôi thấy mình có sự trưởng thành, có trách nhiệm trước thầy cô.

Tất cả mọi người đều có quyền tự do ngôn luận miễn là không trái pháp luật và không xúc phạm người khác. Không ai có quyền cấm cách xưng hô “thầy, cô - con”, miễn sao thể hiện được sự kính trọng, yêu thương chân thành, chia sẻ kiến thức một cách tận tâm của thầy cô với học sinh và ngược lại. Chính vì điều đó, nên chăng hãy để giáo viên và học sinh tự quyết định. Họ sẽ biết thế nào là hợp lý để mỗi bài học và giờ học không chỉ đạt được hiệu quả giáo dục qua sự trao truyền kiến thức mà còn là truyền thống “tôn sư trọng đạo” mà chúng ta đã gìn giữ.

Huyền Anh


Huyền Anh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]