(vhds.baothanhhoa.vn) - Giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ bằng các hoạt động thiết thực, hấp dẫn, hiệu quả... là nội dung quan trọng trong công tác giáo dục, gắn việc “Dạy chữ” với “Dạy người”, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của cán bộ, giáo viên và học sinh là một trong những nhiệm vụ trọng tâm ngành GD&ĐT Thanh Hóa trong năm học 2019 - 2020.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Giáo dục đạo đức kỹ năng sống cho học sinh: Cần sự quan tâm hơn

Giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ bằng các hoạt động thiết thực, hấp dẫn, hiệu quả... là nội dung quan trọng trong công tác giáo dục, gắn việc “Dạy chữ” với “Dạy người”, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của cán bộ, giáo viên và học sinh là một trong những nhiệm vụ trọng tâm ngành GD&ĐT Thanh Hóa trong năm học 2019 - 2020.

Tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống

Với đặc thù học sinh khu vực thành phố (TP), là nơi chịu tác động mạnh mẽ nhất của các hiện tượng tiêu cực, TP Thanh Hóa đã xây dựng và đưa vào thực hiện Đề án “Đổi mới GD&ĐT giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2025” với chủ trương đẩy mạnh giáo dục toàn diện, trong đó tăng cường đổi mới hoạt động giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh và giáo viên.

Ông Tạ Hồng Lựu - Trưởng phòng GD&ĐT TP Thanh Hóa cho biết: Phòng GD&ĐT TP đã chỉ đạo các trường tăng cường thực hiện đổi mới các hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa, giáo dục kỹ năng sống, đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện cho học sinh với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, thông qua giảng dạy chính khóa các môn Đạo đức, Giáo dục công dân và qua lồng ghép, tích hợp vào các môn học, các hoạt động ngoài giờ lên lớp.

Trường THCS Điện Biên (TP Thanh Hóa) đóng chân trên địa bàn phường trung tâm với trên 1.200 học sinh, tuy nhiên, nhà trường có trên 90% học sinh xếp loại hạnh kiểm tốt, không có học sinh xếp loại hạnh kiểm yếu kém. Hàng năm, nhà trường đều có trên 20 em học sinh thi đỗ vào Trường THPT Chuyên Lam Sơn... Đây là kết quả của việc tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh thông qua nhiều hoạt động trải nghiệm, giúp các em có sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức cũng như kết quả học tập.

Hoạt động giáo dục kỹ năng sống được thực hiện hiệu quả tại Trường THCS Điện Biên.

Thầy giáo Tào Ngọc Thanh - Hiệu trưởng Trường THCS Điện Biên chia sẻ: Theo định hướng phát triển năng lực học sinh, nhà trường đã đổi mới các hoạt động giáo dục, trong đó đẩy mạnh các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, qua đó góp phần giáo dục kỹ năng sống cho các em bằng nhiều hoạt động cụ thể như: Phong trào làm xanh, sạch, đẹp khuôn viên và bên ngoài cổng trường, tổ chức các CLB tư vấn tâm lý cho học sinh...

Thầy Tào Ngọc Thanh cho biết thêm, sắp tới nhà trường sẽ triển khai đến học sinh và giáo viên nhà trường việc phân loại rác thải hữu cơ và rác thải công nghiệp... Hoạt động này không những có ý nghĩa với môi trường mà còn giáo dục học sinh biết sống có trách nhiệm với môi trường sống cũng chính là trách nhiệm với bản thân, gia đình và cộng đồng.

Giáo dục đạo đức cho học trò cần người thầy có tâm

Luôn xem công tác giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh là mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng trong mỗi năm học, ở Trường TH&THCS Đông Khê (Đông Sơn), mỗi thầy cô giáo đều coi học trò của mình là những “trang giấy trắng”, cần được bồi đắp những điều hay, lẽ phải và giáo dục những kỹ năng sống cơ bản để các em hình thành nhân cách tốt, lối tư duy tích cực, tự tin, mạnh dạn trong xử lý các tình huống gặp phải.

Vì thế, thầy giáo Lê Bá Lực - Hiệu trưởng Trường TH&THCS Đông Khê khẳng định: Trường học không chỉ là nơi dạy chữ mà còn dạy các em làm người.

Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh một cách hiệu quả, thì trước hết người thầy phải là những người “có tâm” nhất, do đó vào mỗi ngày lễ tết, ngày kỷ niệm Thương binh liệt sỹ... nhà trường đều tổ chức cho giáo viên, học sinh đến thăm hỏi, tri ân những người cựu chiến binh, thắp nến tri ân các anh hùng liệt sỹ; tổ chức đến thăm hỏi, chia vui đối với những em học sinh cũ của nhà trường đạt điểm cao trong các kỳ thi đại học hằng năm... Ngoài ra, Ban giám hiệu nhà trường còn có “Sổ liên lạc nhà trường và phụ huynh”, cuốn sổ ghi đầy đủ thông tin của học sinh nhà trường, thông tin về hoàn cảnh gia đình, tình trạng sức khỏe... Lý giải về cách làm độc, lạ của mình, thầy Hiệu trưởngLê Bá Lực chia sẻ:Làm quản lý về con người trước hết phải hiểu về con người. Mục đích của việc cập nhật thông tin chi tiết của học trò là để kịp thời động viên chia sẻ với những học sinh khó khăn, kêu gọi được các suất học bổng sẽ ưu tiên những học sinh khó khăn trước.

Thầy Lực còn mong muốn mỗi giáo viên trong trườngnhận đỡ đầu cho một học sinh khó khăn để các em cảm nhận được tình yêu thương, sự giúp đỡ, từ đó tự tin hòa nhập và vươn lên trong cuộc sống.

Giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh là việc làm quan trọng cần làm ngay và cũng rất cần sự vào cuộc tích cực của xã hội. Vì vậy, nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh phổ thông nhằm tạo ra thế hệ trẻ năng động, sáng tạo có đạo đức, lối sống lành mạnh là yêu cầu của Sở GD&ĐT Thanh Hóa, đồng thời cũng là mong muốn của xã hội.

Hạ Lan


Hạ Lan

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]