(vhds.baothanhhoa.vn) - Phản biện xã hội là một trong những chức năng quan trọng, là “quyền lực”, sứ mệnh cao cả của báo chí, nhất là trong bối cảnh hội nhập và phát triển, bùng nổ thông tin như hiện nay. Lấy ngòi bút làm “vũ khí”, thông qua các tác phẩm báo chí chất lượng, đội ngũ người làm báo Thanh Hóa luôn nỗ lực, phấn đấu cất lên tiếng nói phản biện sâu sắc, có tầm ảnh hưởng, sức lan tỏa, tác động, ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng công chúng, hướng đến xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn.

Giữ cho “Bút sắc, lòng trong”: Người làm báo - Người phản biện xã hội bằng ngòi bút

Phản biện xã hội là một trong những chức năng quan trọng, là “quyền lực”, sứ mệnh cao cả của báo chí, nhất là trong bối cảnh hội nhập và phát triển, bùng nổ thông tin như hiện nay. Lấy ngòi bút làm “vũ khí”, thông qua các tác phẩm báo chí chất lượng, đội ngũ người làm báo Thanh Hóa luôn nỗ lực, phấn đấu cất lên tiếng nói phản biện sâu sắc, có tầm ảnh hưởng, sức lan tỏa, tác động, ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng công chúng, hướng đến xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn.

Giữ cho “Bút sắc, lòng trong”: Người làm báo - Người phản biện xã hội bằng ngòi bút

Nhà báo Phạm Hồng Hạnh, Trưởng phòng Xây dựng Đảng - Nội chính, Báo Thanh Hóa: Phát huy vai trò phản biện góp phần nâng cao vị thế của báo chí trong xã hội

Giữ cho “Bút sắc, lòng trong”: Người làm báo - Người phản biện xã hội bằng ngòi bút

Để thực hiện tốt chức năng phản biện xã hội của báo chí, Báo Thanh Hóa đã xây dựng các chuyên trang, mạch bài viết chuyên đề và các chuyên mục phù hợp với từng ấn phẩm: Thanh Hóa hằng ngày, Thanh Hóa hằng tháng, Thanh Hóa điện tử và chuyên trang điện tử Văn hóa và Đời sống. Thông qua đó tạo lập diễn đàn, các kênh thông tin, phản ánh để chuyển tải kịp thời thông tin 2 chiều: các chủ trương, chính sách từ cấp ủy, chính quyền và hệ thống chính trị đến người dân, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và ngược lại. Những điểm nghẽn trong thực hiện các chủ trương, chính sách, những vướng mắc của tổ chức, doanh nghiệp, người dân được phản ánh, góp ý, qua các tác phẩm báo chí, đã được các đồng chí lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo các địa phương lắng nghe, nắm bắt, chỉ đạo tháo gỡ kịp thời. Những vấn đề tồn tại, bất cập trong xã hội cũng là đối tượng phản biện của báo chí, góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp hơn, cùng hướng đến giá trị chân - thiện - mỹ.

Thực hiện chỉ đạo của Ban Biên tập, các phóng viên Phòng Xây dựng Đảng - Nội chính đã tích cực tham gia tuyên truyền đấu tranh phản bác những thông tin sai trái, phòng chống tham nhũng, tiêu cực,... Thực tiễn các tác phẩm báo chí viết về mảng đề tài này đã góp phần làm rõ nguyên nhân, trong đó có những “kẽ hở”, “lỗ hổng” về mặt chính sách, pháp luật, trong công tác quản lý dẫn đến nảy sinh các hành vi vi phạm pháp luật, từ đó đề xuất các biện pháp để các cơ quan chức năng nghiên cứu khắc phục nhằm ngăn chặn, đấu tranh có hiệu quả hơn tệ nạn tham nhũng, lãng phí.

Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng, chất lượng thông tin phản biện xã hội trên báo chí địa phương chưa cao. Điều này có những nguyên nhân, như: việc cung cấp thông tin cho nhà báo chưa đầy đủ dẫn đến thiếu cái nhìn khách quan, bao quát; năng lực của một số nhà báo hạn chế nên mới chỉ phản ánh đơn giản, phản biện chưa sâu...

Để phát huy vai trò phản biện xã hội của báo chí thì cần phải tiếp tục nâng cao nhận thức của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức trong việc cung cấp thông tin cho báo chí, cũng như hiểu đúng về vai trò, chức năng phản biện xã hội của báo chí. Mặt khác, một yếu tố quan trọng nữa là mỗi nhà báo luôn phải tự trau dồi, nâng cao sự hiểu biết, kiến thức, thu nạp thông tin về lĩnh vực mình viết để phản biện đúng, trúng, kịp thời với hơi thở cuộc sống. Khi thực hiện tác phẩm báo chí, nhất là trước các vấn đề cần phản biện thì nhà báo phải có sự kiểm chứng thông tin, sự tỉnh táo, bản lĩnh để có góc nhìn chân thực, khách quan, nhiều chiều, mang tính xây dựng với ý thức công dân, trách nhiệm xã hội được đề cao.

Nhà báo Nguyễn Huy Long (Trưởng Phòng Thời sự - Chính trị, Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa): Tiếng nói phản biện của người làm báo là tiếng nói của bản lĩnh, năng lực, đạo đức và niềm đam mê

Giữ cho “Bút sắc, lòng trong”: Người làm báo - Người phản biện xã hội bằng ngòi bút

Phản biện xã hội vừa là trách nhiệm cũng là mục tiêu của người làm báo. Tuy nhiên, việc dấn thân và gặt hái được thành quả trong lĩnh vực này chưa bao giờ dễ dàng.

Trong những năm qua, Phòng Thời sự - Chính trị, Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa (TTV) đã thực hiện được nhiều tuyến bài chất lượng, phản ánh kịp thời, chính xác, sinh động các vấn đề mới, nóng, những tồn tại, vướng mắc ở cơ sở, được xã hội đánh giá cao, ghi dấu ấn trong lòng khán giả. Nhiều tác phẩm đoạt giải cao tại Giải Báo chí Quốc gia, Liên hoan Truyền hình toàn quốc.

Để có được những tác phẩm báo chí mang tính phản biện cao, đưa tiếng nói phản biện của người làm báo đến với đông đảo công chúng, vai trò của lãnh đạo cơ quan, lãnh đạo phòng đặc biệt quan trọng, đòi hỏi phải có “tâm” và “tầm”. Họ là những người bao quát, đánh giá, phân tích vấn đề, từ đó có những định hướng, chỉ đạo kịp thời, bắt mạch đúng và trúng trong triển khai hiệu quả các tuyến bài. Tuy nhiên, nếu không có đội ngũ phóng viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, gương mẫu về đạo đức nghề nghiệp, dám dấn thân với nghề thì những định hướng, chỉ đạo ấy cũng không thể chuyển hóa thành tác phẩm báo chí chất lượng.

Trong thời gian tới, bám sát sự vận động và phát triển của tỉnh, từ định hướng, phân công, chỉ đạo của Ban Giám đốc, Phòng Thời sự - Chính trị tập trung tuyên truyền, phản ánh đưa nghị quyết vào cuộc sống, công tác giải phóng mặt bằng, thu hút đầu tư... và các vấn đề mới, nóng, tồn tại, bức xúc tại cơ sở, trong cuộc sống của người dân... Từ đó, cùng với các cơ quan báo chí đóng góp vai trò vào sự nghiệp xây dựng và phát triển quê hương Thanh Hóa.

Nhà báo Nguyễn Quang Duy (Báo Nhà báo và Công luận): Chấp nhận đi trên dây để học cách giữ thăng bằng

Giữ cho “Bút sắc, lòng trong”: Người làm báo - Người phản biện xã hội bằng ngòi bút

Phản biện là tiếng nói trong sáng của nhà báo vì cái chung, vì sự phát triển trên tinh thần khách quan, trung thực, mang tính xây dựng, nhằm góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp hơn.

Tỉnh Thanh Hóa được đánh giá là một trong những địa phương có hoạt động báo chí sôi nổi, trong đó có sự nỗ lực của các cơ quan báo chí, văn phòng đại diện, phóng viên thường trú trên địa bàn. Phải nói rằng: Thanh Hóa là một trong những tỉnh mà lãnh đạo các thời kỳ đều rất quan tâm đến công tác báo chí, tạo nên môi trường, điều kiện cho báo chí hoạt động. Nhưng quan trọng hơn hết, với bề dày lịch sử - văn hóa cùng sự năng động, phát triển như hiện nay, Thanh Hóa là “vùng nguyên liệu” dồi dào, phong phú cho báo chí khai thác.

Trong bối cảnh cạnh tranh thông tin, ngoài việc đăng tải các thông tin mới, nóng thì mỗi phóng viên cần có ý thức trau dồi kiến thức, nhất là kiến thức pháp luật, rèn luyện kỹ năng, hoàn thiện mình nhằm mang đến cho độc giả những tác phẩm báo chí có tính phản biện cao, tác động lớn, lan tỏa đối với xã hội.

Có người ví von: Làm báo như đi trên dây. Tôi rất thích cách ví von này. Là bởi đi trên dây rất dễ ngã nên nó nhắc mình luôn phải đi cẩn thận. Chấp nhận đi trên dây cũng đồng nghĩa với việc phải học cách để giữ thăng bằng trước những tác động, những lực cản, những áp lực, sức hấp dẫn... để đi đến cùng sự thật.

Hương Thảo


Hương Thảo

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]