(vhds.baothanhhoa.vn) - Trong vài năm trở lại đây việc liên kết đào tạo giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) với doanh nghiệp đã góp phần nâng cao chất lượng nguồn lao động, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp.

Gỡ khó cho hoạt động liên kết đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp

Trong vài năm trở lại đây việc liên kết đào tạo giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) với doanh nghiệp đã góp phần nâng cao chất lượng nguồn lao động, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp.

Gỡ khó cho hoạt động liên kết đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp

Thời gian qua, Sở LĐ-TB&XH đã tăng cường hoạt động liên kết, phối hợp với các doanh nghiệp ở tất cả các khâu trong quá trình đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp. Đồng thời tham mưu UBND tỉnh tổ chức Hội thảo gắn kết GDNN với doanh nghiệp nhằm đưa ra giải pháp hợp tác hiệu quả giữa cơ sở GDNN và doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu thị trường lao động.

Toàn tỉnh hiện có 12 trường cao đẳng, 17 trường trung cấp, 31 trung tâm GDNN, để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp, một số cơ sở GDNN như Trường Cao đẳng nghề Thanh Hóa, Trường Cao đẳng nghề Nghi Sơn… đã phối hợp với các doanh nghiệp xây dựng chương trình đào tạo. Mặt khác, một số doanh nghiệp chủ động hỗ trợ cơ sở đào tạo trang thiết bị, cử cán bộ kỹ thuật, thợ lành nghề tham gia giảng dạy thực hành tại cơ sở đào tạo hoặc hợp đồng đặt địa điểm đào tạo tại doanh nghiệp, sử dụng cơ sở vật chất của doanh nghiệp để đào tạo và cung ứng lao động sau đào tạo cho chính doanh nghiệp đó.

Trong chương trình liên kết đào tạo giữa cơ sở GDNN và doanh nghiệp, với việc đưa học sinh, sinh viên thực tập tốt nghiệp tại doanh nghiệp, đồng thời trả công theo sản phẩm trong quá trình thực tập, giúp các em có thêm kinh nghiệm, sự tự tin. Hiện nay phần lớn các cơ sở GDNN chủ yếu liên kết theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp.

Gỡ khó cho hoạt động liên kết đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp

Trung tâm GDNN-GDTX huyện Triệu Sơn là một trong những đơn vị thực hiện liên kết theo hình thức đặt hàng với các doanh nghiệp may trong huyện, năm học 2020-2021 nhà trường tổ chức tiếp nhận, đào tạo liên kết cho 105 học viên, chủ yếu là nghề may, học viên ra trường sẽ trở lại công ty làm việc.

Ông Lê Hữu Hải, Giám đốc Trung tâm cho biết, thời gian tới nhà trường sẽ tiến hành liên kết đào tạo với các đơn vị ngoài tỉnh như Công ty Lilama (Ninh Bình), Trường CĐ chế biến lâm sản Hà Nam.

Gỡ khó cho hoạt động liên kết đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp

Giai đoạn từ 2017 đến nay Trường Cao đẳng nghề công nghiệp Thanh Hóa đã tổ chức liên kết đào tạo với doanh nghiệp theo đơn đặt hàng trên 500 lao động, tập trung vào các ngành điện cơ khí, công nghệ ô tô, điện lạnh. Hàng năm nhà trường tổ chức cho trên 1.000 sinh viên học tập, trải nghiệm tại các doanh nghiệp, sau khi ra trường các em sẽ có cơ hội lớn được tuyển dụng việc làm.

Ông Trần Văn Điện, Phó Giám đốc Trung tâm tuyển sinh việc làm, Trường CĐ nghề công nghiệp Thanh Hóa cho biết, hiện nhà trường có gần 10 ngành nghề đào tạo, hàng năm thu hút khoảng 2.000 sinh viên, tỉ lệ sinh viên ra trường có việc làm đạt trên 90%. Hoạt động gắn kết GDNN với doanh nghiệp tiếp tục đẩy mạnh, đi vào chiều sâu, không chỉ liên kết các doanh nghiệp trong tỉnh, nhà trường còn mở rộng chương trình liên kết các doanh nghiệp ngoài tỉnh.

Gỡ khó cho hoạt động liên kết đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp

Tuy vậy, theo ông Điện việc hợp tác đào tạo giữa cơ sở GDNN với doanh nghiệp hiện nay còn hạn chế cả về phương thức, thời hạn và nội dung. Các doanh nghiệp chưa chủ động liên kết, phối hợp với cơ sở GDNN trong việc xây dựng chương trình, tổ chức đào tạo, tham gia giảng dạy hoặc hỗ trợ cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo còn hạn chế. Trong khi một số ngành nghề doanh nghiệp cần tuyển dụng nhưng cơ sở GDNN lại chưa đào tạo được. Phần lớn hợp tác liên kết còn mang tính ngắn hạn.

Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra mạnh mẽ, đòi hỏi nguồn nhân lực có tay nghề, chuyên môn cao, hơn lúc nào hết việc “bắt tay” liên kết giữa cơ sở GDNN với doanh nghiệp cần được đổi mới về phương thức đào tạo cũng như giải pháp có tính lâu dài, bền vững, đôi bên cùng có lợi, từ đó tạo ra nguồn lao động có chất lượng cho thị trường.

TRUNG LÊ


TRUNG LÊ

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]