(vhds.baothanhhoa.vn) - Kết quả kỳ thi không được tốt, có em học sinh sốc nặng, thất vọng, thậm chí có các hành động nguy hiểm. Khi điểm thi không như ý muốn, trẻ chịu một gánh nặng tâm lý rất lớn. Nhất là với các em chưa từng va vấp, thất bại. Hơn bao giờ hết, cha mẹ cần đồng hành với con trong giai đoạn khó khăn này.

Hãy cho con thời gian để đối diện với thất bại của mình

Kết quả kỳ thi không được tốt, có em học sinh sốc nặng, thất vọng, thậm chí có các hành động nguy hiểm. Khi điểm thi không như ý muốn, trẻ chịu một gánh nặng tâm lý rất lớn. Nhất là với các em chưa từng va vấp, thất bại. Hơn bao giờ hết, cha mẹ cần đồng hành với con trong giai đoạn khó khăn này.

Hãy cho con thời gian để đối diện với thất bại của mình

Tạo ra những thông điệp dí dỏm cũng là cách để cổ vũ tinh thần cho con. (Ảnh minh họa: Nguồn Internet)

"Xin đừng xát muối trái tim con"

Hôm nay lướt Facebook, thấy dòng tâm sự của cháu gái, con của chị chồng. Cháu viết: “Mình sinh ra vốn không phải “con nhà người ta” như mẹ mong muốn. Làm mẹ thất vọng, mình thấy có lỗi. Sao mẹ không thể an ủi con một câu “Không sao đâu, sang năm thi lại cũng được mà”... Giờ mình chỉ muốn đi một nơi thật xa để không phải nhìn ba mẹ buồn”.

Giật mình chụp lại màn hình gửi cho chị, chị hốt hoảng. Tôi khuyên chị bình tĩnh, đừng nên phản ứng thái quá khiến cháu cảm thấy tuyệt vọng, suy nghĩ tiêu cực và làm ra những hành động cực đoan. Bởi, tôi biết tính chị, trước giờ, chị luôn tự hào về việc học của con. Tự tin với thành tích ba năm liền học sinh giỏi của con, chị thông báo rộng rãi đến cơ quan, bạn bè, gia đình, họ hàng, người quen. Vì thế, khi con không đậu nguyện vọng 1 vào Đại học Y Hà Nội. Thay vì cập nhật tình hình tuyển sinh để tìm cơ hội khác cho con, chị trút hết bực bội vào con, từ chuyện kể lể con học thêm tốn kém đến so sánh với con đồng nghiệp. Chị cũng thêm “điên tiết” khi con tỏ ra thờ ơ trước thái độ của mẹ. Cô bé đang thất vọng với bản thân, thêm áp lực từ phía gia đình nên trầm cảm, đóng cửa phòng, không giao lưu với ai, không ngó ngàng gì chuyện nộp hồ sơ vào trường khác.

Tôi động viên chị nên nghĩ thoáng hơn, với số điểm của cháu và những nguyện vọng như trong hồ sơ thì chưa thể nói cháu thất bại. Chỉ vì gia đình quá kỳ vọng cháu sẽ đậu vào Đại học Y Hà Nội nên mới thế. Điều chị cần làm bây giờ là cùng con cập nhật tình hình tuyển sinh để thay đổi nguyện vọng, cơ hội vào đại học vẫn còn rộng mở. Nếu cháu quyết tâm thì chị có thể động viên để sang năm ôn thi lại. Quan trọng nhất là chị không được bỏ rơi cháu trong thời điểm này.

“Ba mẹ không nên quá hy vọng vào kết quả hoành tráng, hãy chuẩn bị tâm lý sẵn sàng đón nhận một kết quả xấu. Khi đó, cha mẹ sẽ có thêm năng lượng ứng phó”, Tiến sĩ Tâm lý học Cao Xuân Hải, Phó Trưởng Bộ môn Tâm lý học, Khoa Tâm lý - Giáo dục, Trường Đại học Hồng Đức, nhận định.

Đối diện với thất bại để trưởng thành

Cũng theo Tiến sĩ Tâm lý học Cao Xuân Hải, sau mỗi thất bại ai cũng trải qua cảm giác lo lắng, thất vọng, tự trách, xuất hiện suy nghĩ tiêu cực về bản thân mình, học sinh cũng vậy. Kỳ thi kết thúc, các em thi trượt sẽ thấy mình là kẻ kém cỏi, không làm được việc gì, mình là kẻ phụ công cha mẹ. Nhiều trẻ thu mình lại và so sánh bản thân với người xung quanh. Nhất là khi biết thông tin các bạn đậu vào trường này, trường kia, trẻ càng chìm sâu hơn vào cảm xúc tiêu cực. Lúc này, việc trách móc không đem lại điều gì, chỉ khiến trẻ thêm khổ sở. Cha mẹ nên cho con yên tĩnh vài ngày để con một mình vượt qua sự đau khổ của riêng bản thân mình. Sau đó, cha mẹ bàn bạc với con về hướng đi tiếp theo. Nếu con tự chia sẻ những kinh nghiệm con đã thu được sau lần thất bại này thì tốt, nếu không thì bố mẹ nhẹ nhàng phân tích cho con, cùng nhau tìm ra nguyên nhân của thất bại.

Tôi từng đọc một câu chuyện trong một nhóm nuôi dạy con và thấy rất tâm đắc. Theo đó, người mẹ kể về cuộc nói chuyện giữa cô và con trai về bài kiểm tra toán với kết quả xấu, chằng chịt mực đỏ sửa lỗi của giáo viên. Con trai chị vốn học toán rất nhanh và yêu thích môn học này. Những suy nghĩ đầu tiên xuất hiện trong đầu người mẹ là vô vàn câu hỏi: “Con chểnh mảng ư? Con mất căn bản về toán? Con không cẩn thận? Hay quá chủ quan?”. Nhưng cô nhanh chóng trấn tĩnh, không vội nói ra điều gì không hay, cô chỉ nói: “Chúng ta sẽ cùng nhau nói về việc này”. Cách người mẹ bình tĩnh giúp con trai thở phào, khuôn mặt thư giãn hẳn, ít nhất người mẹ đã không làm con hoảng sợ. Buổi tối hôm ấy, chị đã làm món ăn mà con trai thích nhất. Cả gia đình đã có một bữa ăn vui vẻ, chị và chồng cười tươi: “Thất bại cũng là bình thường, hãy thật thư giãn nhé con! Hãy vượt qua thất bại!”.

Câu chuyện đã nói lên rất nhiều điều, người mẹ muốn con mình nhận ra con đã thất bại, nhưng thất bại không phải là chấm hết. Con là một người bình thường và hoàn toàn có thể sai lầm, vấp ngã nhưng con phải cố gắng. Nếu con làm sai, bố mẹ sẽ không thay con sửa lỗi mà chính con phải tận dụng cơ hội để rút kinh nghiệm. Trên tất cả, con có thể thất bại và họ vẫn yêu con.

Nhiều trẻ cho rằng khi thất bại mình sẽ không làm được việc gì, mà không nhìn vào những thành tích khác của bản thân. Nếu nhìn thất bại theo cách thức khác, con hoàn toàn có thể thoát khỏi cảm xúc tiêu cực. Cha mẹ có thể rủ con cùng đi dạo, cùng chơi với thú cưng để con thoải mái chia sẻ cảm xúc thực của mình; tạo ra những thông điệp tích cực để tự cổ vũ tinh thần; hoặc nói với con về các vĩ nhân, như: Thomas Edison, Albert Einstein, Chung Ju Yung… và chỉ cho con những tấm gương vượt qua thất bại.

Thất bại không phải là đặc điểm, thuộc tính nhân cách của con, mà chỉ là chưa tìm ra giải pháp giải quyết vấn đề. Những người thành công đều gặp thất bại và họ tìm được cách giải quyết vấn đề. Khi cha mẹ đưa ra các giải pháp giúp đỡ, chắc chắn trẻ sẽ không còn nặng nề khi đối diện với thất bại.

Tăng Thúy


Tăng Thúy

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]