(vhds.baothanhhoa.vn) - Hệ thống trường ngoài công lập trên địa bàn TP Thanh Hóa đã và đang phát triển mạnh. Từ đó giảm áp lực đáng kể cho hệ thống trường công lập từ quy mô đến cơ sở trường lớp, tạo ra một sự cạnh tranh lành mạnh về chất lượng giáo dục.

Hiệu quả sau đầu tư ở các trường ngoài công lập

Hệ thống trường ngoài công lập trên địa bàn TP Thanh Hóa đã và đang phát triển mạnh. Từ đó giảm áp lực đáng kể cho hệ thống trường công lập từ quy mô đến cơ sở trường lớp, tạo ra một sự cạnh tranh lành mạnh về chất lượng giáo dục.

Hiệu quả sau đầu tư ở các trường ngoài công lậpHọc sinh Trường Mầm non Vườn Mặt Trời tham gia trò chơi vận động liên hoàn tại hội thao cấp trường. (Ảnh nhà trường cung cấp)

Tạo thương hiệu bằng chất lượng

Tháng 5-2016, Trường Mầm non Vườn Mặt Trời (phường Đông Vệ) đi vào hoạt động. Như các trường ngoài công lập khác khi mới thành lập, ngôi trường này cũng đối diện với nhiều khó khăn. Khó nhất vẫn là niềm tin của phụ huynh vào nhà trường. Mới hoạt động nên trường chưa thể khẳng định nhiều về chất lượng, hiệu quả giáo dục, chính vì vậy, phụ huynh có tâm lý e ngại khi gửi gắm con em vào học tập.

“Vạn sự khởi đầu nan”, thời điểm của tháng 5-2016 đã chỉ rõ khó khăn trong công tác tuyển sinh khi nhà trường chỉ có 86 học sinh đăng ký. Tuy nhiên, sau 6 tháng hoạt động, đến năm học 2016-2017, Trường Mầm non Vườn Mặt Trời đã tuyển gần 400 học sinh. Con số tiếp tục tăng dần theo từng năm học và hiện nay là hơn 600 học sinh. Theo cô giáo Nguyễn Thị Hải, hiệu trưởng nhà trường thì "sự nỗ lực, tinh thần đoàn kết, đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm và nhiệt huyết đã chắp cánh cho trường khẳng định vị thế và thương hiệu. Xác định khó khăn là điều không tránh khỏi. Với phương châm tạo thương hiệu bằng chất lượng thật, là kim chỉ nam để nhà trường tự tin vững bước, lan tỏa niềm tin đến phụ huynh”.

Ngoài việc thực hiện chương trình theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường Mầm non Vườn Mặt Trời còn phối hợp nâng cao chất lượng trong việc tổ chức các hoạt động kỹ năng và trải nghiệm trực tiếp với môi trường và đồ vật, sự vật nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. “Thời gian tới, nhà trường tiếp tục duy trì và lồng ghép thêm những những phương pháp giáo dục tiên tiến vào dạy học nhằm nâng cao chất lượng, đáp ứng yêu cầu giáo dục hiện đại. Xứng đáng là địa chỉ tin cậy cho phụ huynh học sinh trong cũng như ngoài khu vực”, cô giáo Hoàng Thị Hải, Hiệu trưởng Trường Mầm non Vườn Mặt Trời cho biết.

Tháng 5-2020, Trường Tiểu học và THCS Newton TH được thành lập do Công ty CP Đầu tư xây dựng Bình Minh làm chủ đầu tư. Trường có 2 cơ sở: cơ sở 1 tại khu đô thị Bình Minh (phường Đông Hương) và cơ sở 2 ở khu đô thị Đông Nam (phường Quảng Thành). Hai cơ sở được xây dựng khang trang, hiện đại, thuận tiện cho tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường.

Trở lại với năm học đầu tiên, năm học 2020-2021, nhà trường chỉ có 17 lớp với 338 học sinh, cán bộ, giáo viên, nhân viên chỉ 65 người. Nhưng cho đến năm học 2022-2023, con số đã có sự thay đổi. Năm học này, nhà trường có 28 lớp và 601 học sinh. Theo đó, cán bộ, giáo viên, nhân viên cũng tăng lên 113 người. 100% giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn trong đó có 2 tiến sĩ và 7 thạc sĩ.

Nói về quan điểm giáo dục, thầy giáo Lê Văn Hùng, Hiệu trưởng Trường Tiểu học và THCS Newton TH, cho biết: “Đó là xây dựng một môi trường giáo dục tiên tiến, uy tín, nhân văn, chất lượng cao với giá trị cốt lõi: Đạo đức - Trí tuệ - Nghị lực, giúp học sinh phát triển toàn diện, tự tin trong giao tiếp, có khả năng thích ứng và hội nhập quốc tế”.

Theo đó, đối với chương trình học được kết hợp song song giữa chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo với chương trình giáo dục tiên tiến của thế giới được lựa chọn phù hợp với học sinh Việt Nam. Tỉ lệ kiến thức được nâng cao dần tùy theo từng khối lớp và đối tượng học sinh. Trang bị kiến thức cơ bản làm nền tảng, giúp học sinh yêu thích việc học tập, tìm tòi kiến thức, xây dựng thói quen tự học.

Bên cạnh đó, Trường Tiểu học và THCS Newton TH cũng xác định chương trình dạy tiếng Anh là một thế mạnh của nhà trường. Học sinh được sử dụng tiếng Anh chuẩn ngay từ đầu và được giao tiếp hàng ngày với giáo viên nước ngoài. Ngoài ngôn ngữ Anh, học sinh còn được học các tiết Toán, Khoa học bằng tiếng Anh. Giáo trình học tiếng Anh được mua tài liệu bản quyền. Sự cố gắng, niềm tin đã mang lại những quả ngọt cho Trường Tiểu học và THCS Newton TH. Có thể kể đến bảng thành tích với nhiều giải cao như kỳ thi Olympic Toán - Tiếng Anh quốc tế SEAMO năm học 2020-2021 với 2 Huy chương Vàng, 4 Huy chương Bạc…, cuộc thi Toán TIMO với 3 Huy chương Vàng, 1 Huy chương Bạc hay giao lưu Olympic Tiếng Anh cấp thành phố với 2 giải nhì, 1 giải ba… “Mục tiêu phát triển của nhà trường là hướng đến ngôi trường liên cấp chất lượng cao, hội nhập quốc tế. Một ngôi trường hạnh phúc, đồng hành cùng phụ huynh xây dựng hệ thống trường kết hợp giữa khoa học và đạo học, sao cho những bài học về nhân cách đạo đức được lan tỏa…”, thầy giáo Lê Văn Hùng, Hiệu trưởng Trường Tiểu học và THCS Newton TH bộc bạch.

Giảm áp lực cho hệ thống trường công lập

Đến tháng 11-2022, toàn thành phố có 155 trường công lập và ngoài công lập với 92.456 học sinh. Nhìn chung mạng lưới trường, lớp đã được rà soát, sắp xếp cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Cơ sở vật chất các trường học đã được quan tâm đầu tư theo hướng kiên cố và đạt chuẩn quốc gia. Chất lượng giáo dục toàn diện ngày càng được nâng cao; giáo dục mũi nhọn được quan tâm, tỷ lệ học sinh khá, giỏi ngày càng tăng. Ông Lê Thành Đồng, Quyền Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo TP Thanh Hóa, khẳng định: “Đạt được kết quả trên là hiệu quả của việc đầu tư xây dựng hệ thống các trường ngoài công lập. Tất nhiên, việc đầu tư này không tính lãi ngay được, không thể đốt cháy giai đoạn. Nhưng thực tế, nhờ thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục, hệ thống trường ngoài công lập trên địa bàn thành phố đã phát triển mạnh, từ đó giảm áp lực đáng kể cho hệ thống trường công lập từ quy mô đến cơ sở trường lớp, tạo ra một sự cạnh tranh lành mạnh về chất lượng giáo dục”.

“Đến nay, tổng số trường ngoài công lập trên địa bàn TP Thanh Hóa là 33 trường và trên 130 nhóm trẻ mầm non độc lập tư thục. Với diện tích đất xây dựng trường trên 350.000m2; không tính tiền đất, quy mô mỗi trường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường lớp học khoảng từ 40 đến 60 tỷ đồng. Tổng số trẻ/học sinh đang học tại các trường ngoài công lập trên 22.000 em và chiếm khoảng 25% số học sinh của thành phố, trong đó nhiều nhất là bậc học mầm non, tiểu học và THPT.

Vi An



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]