(vhds.baothanhhoa.vn) - Những năm gần đây, việc không ít học sinh không còn yêu thích, hào hứng với môn học Lịch sử đã gây nên sự lo lắng cho xã hội. Để giúp học sinh dễ tiếp thu kiến thức môn lịch sử, nhiều trường học trên địa bàn tỉnh đã tích cực đổi mới phương pháp dạy Lịch sử bằng việc tổ chức các buổi học thực tế tại các bảo tàng và di tích lịch sử.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Học Lịch sử qua những chuyến trải nghiệm thực tế

Những năm gần đây, việc không ít học sinh không còn yêu thích, hào hứng với môn học Lịch sử đã gây nên sự lo lắng cho xã hội. Để giúp học sinh dễ tiếp thu kiến thức môn lịch sử, nhiều trường học trên địa bàn tỉnh đã tích cực đổi mới phương pháp dạy Lịch sử bằng việc tổ chức các buổi học thực tế tại các bảo tàng và di tích lịch sử.

Phương pháp “Sử dụng di sản văn hóa tiêu biểu tại địa phương trong dạy học Lịch sử trong các trường phổ thông” đang được Trường Đại học Hồng Đức phối hợp với một số trường THPT trên địa bàn tỉnh triển khai. Tham gia tiết học, học sinh được phát huy vai trò chủ động trong việc tìm hiểu kiến thức, phối hợp nhóm, lựa chọn không gian hoạt động… Nhờ vậy, sự tiếp nhận kiến thức của học sinh sâu sắc hơn, các em dễ ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài học. Từ đó, giúp thay đổi thái độ đối với môn học Lịch sử và với chính các di sản, giúp các em nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc bảo vệ những giá trị văn hóa người xưa để lại.

Được tham dự một buổi học Lịch sử cùng gần 60 em học sinh khối 10, Trường THPT Tô Hiến Thành (TP Thanh Hóa) tại Khu di tích Lịch sử Quốc gia đặc biệt Lam Kinh, chúng tôi nhận thấy hầu hết các em đều rất hứng khởi, say sưa với giờ học đặc biệt này. Không chỉ được trải nghiệm thực tế, qua phương pháp học này, các em còn chủ động tìm hiểu về những giá trị văn hóa, lịch sử của quê hương.

Em Nguyễn Thị Hồng Diệu, học sinh Trường THPT Tô Hiến Thành cho biết: Em và các bạn đều cảm thấy vô cùng hứng thú với phương pháp học mới này. Không chỉ giúp chúng em tiếp thu kiến thức tốt, phương pháp này khiến chúng em không còn ngại và sợ học Lịch sử nữa. Em mong muốn được học tăng cường thêm nhiều tiết học như thế này hơn nữa.

Một buổi học Lịch sử bằng hình thức trải nghiệm thực tiễn tại Khu di tích Lịch sử Quốc gia đặc biệt Lam Kinh.

Để có một buổi học thực tế cuốn hút học sinh, bản thân mỗi người giáo viên cũng phải thay đổi cách truyền đạt và xây dựng giáo án. Sự thay đổi này đã và đang thu được những tín hiệu tích cực.

Cô giáo Nguyễn Thị Na, Trưởng bộ môn Sử, Trường THPT Thường Xuân 2 (huyện Thường Xuân) cho biết: Thực sự đây là một phương pháp giảng dạy rất mới, phù hợp với xu hướng dạy học hiện nay. Dạy học theo hình thức trải nghiệm sáng tạo, bản thân tôi cũng phải thay đổi linh hoạt hơn trong cách dạy của mình. Thông qua thực tiễn giảng dạy tôi nhận thấy: Dạy và học theo phương pháp mới, về mặt kiến thức, học sinh có điều kiện tương tác với thực địa, các em nắm bài một cách đầy hứng thú và chủ động. Về mặt kỹ năng, thay vì chỉ là người đứng trên bục giảng truyền đạt kiến thức, thầy cô giáo đã tăng cường các hoạt động học nhóm, học sinh có thể trao đổi về vấn đề đang học một cách tự nhiên, sôi động nhất.

Trao đổi với chúng tôi về phương pháp “Sử dụng di sản văn hóa tiêu biểu tại địa phương trong dạy học Lịch sử trong các trường phổ thông”, Thạc sỹ Nguyễn Thị Vân, Khoa Khoa học - Xã hội, Trường Đại học Hồng Đức cho biết: Một trong những nguyên nhân khiến học sinh không hứng thú với việc học Lịch sử là việc dạy Lịch sử trong các trường học rất khô khan gò ép, khiến môn Sử trở nên nhạt nhẽo. Chương trình học Lịch sử bằng hình thức trải nghiệm thực tế khiến giờ học trở nên hào hứng và các em chủ động trong những nhiệm vụ học tập của mình, chủ động tìm kiếm câu trả lời cho những thắc mắc của mình. Đồng thời tính tương tác của phương pháp này rất cao do đó bên cạnh tích lũy kiến thức chúng tôi còn hướng đến việc rèn luyện các kỹ năng mềm cho các em.

Giáo dục lịch sử không chỉ cung cấp cho học sinh kiến thức về Lịch sử mà còn khơi dậy lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc. Do đó, bên cạnh việc đổi mới phương pháp dạy học, các giáo viên cũng cần tự học hỏi, nắm vững kiến thức, phương pháp giảng dạy mới để làm sao môn Lịch sử thực sự thu hút học sinh.

Hạ Lan


Hạ Lan

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]