(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Sinh thời, Bác Hồ đã dạy: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Thấm nhuần tư tưởng của Bác, tiếp nối truyền thống hiếu học của cha ông, những người con xứ Thanh hôm nay luôn ra sức thi đua xây dựng phong trào khuyến học, khuyến tài (KHKT), góp phần thiết thực vào mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho quê hương, đất nước, góp phần to lớn vào sự nghiệp “trồng người”.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Khuyến học xứ Thanh góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh

(VH&ĐS) Sinh thời, Bác Hồ đã dạy: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Thấm nhuần tư tưởng của Bác, tiếp nối truyền thống hiếu học của cha ông, những người con xứ Thanh hôm nay luôn ra sức thi đua xây dựng phong trào khuyến học, khuyến tài (KHKT), góp phần thiết thực vào mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho quê hương, đất nước, góp phần to lớn vào sự nghiệp “trồng người”.

Nhiều năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, sự phối hợp của các tổ chức đoàn thể và sự nỗ lực của các cấp Hội khuyến học (HKH), phong trào KHKT trên địa bàn tỉnh đã phát triển mạnh mẽ cả những nơi thuận lợi đến những vùng khó khăn. Đặc biệt, nhằm đưa phong trào không ngừng lớn mạnh, ngay từ khi được thành lập, các cấp HKH luôn coi trọng công tác phát triển hội viên, xây dựng tổ chức hội.

Đến năm 2015, tổ chức hội đã phủ kín 100% xã, phường, thị trấn, tất cả các khu dân cư, các cơ quan, đơn vị trong toàn tỉnh với 1.433 HKH cơ sở, 17.147 chi hội và ban khuyến học trực thuộc, thu hút 761.024 hội viên tham gia, đạt 21,77% dân số, trong đó số gia đình có hội viên đạt 63%.

Song song với công tác xây dựng tổ chức hội, các cấp HKH còn tích cực vận động các cơ quan, đơn vị, các nhà hảo tâm; tham mưu cho các cấp ủy đảng, chính quyền ban hành nghị quyết về công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập (KH, KT, XDXHHT), trong đó xã hội hóa xây dựng quỹ khuyến học phát triển mạnh. Nhờ đó, 5 năm qua, toàn tỉnh đã vận động được 937 tỷ đồng tiền quỹ, trong đó quỹ do các cấp trực tiếp quản lý là 718 tỷ đồng, quỹ khuyến học gia đình là trên 219 tỷ đồng. Một số địa phương có quỹ khuyến học lớn, như: Huyện Hoằng Hóa với gần 12 tỷ đồng; Yên Định trên 10,7 tỷ đồng; Hậu Lộc 8,1 tỷ đồng, huyện vùng cao Bá Thước gần 3,8 tỷ đồng; Mường Lát hơn 2,3 tỷ đồng, Ngọc Lặc 1,2 tỷ đồng…

Quỹ khuyến học cấp xã cũng tăng nhanh, trong đó nhiều xã có số quỹ khuyến học lớn như: xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc: 2,2 tỷ; Định Tân, Yên Định 1,2 tỷ đồng; xã Hà Vinh, huyện Hà Trung: 1 tỷ; xã Hải Bình, Tĩnh Gia 1,1 tỷ. Đặc biệt, nhiều dòng họ đã phát huy được thế mạnh của con cháu thành đạt ủng hộ nên đã xây dựng được quỹ khuyến học lớn như: Dòng họ Lê Viết, Hoằng Hóa có Gia đình GS Lê Viết Ly trong nhiều năm qua đã ủng hộ cho tỉnh, huyện, xã Hoằng Quang và dòng họ Lê Viết hàng chục tỷ đồng để cấp học bổng và xây dựng cơ sở vật chất trường học (trong đó, Quỹ khuyến học dòng họ Lê Viết Tạo, Hoằng Quang, Hoằng Hóa là 500 triệu đồng ); là dòng họ Đường ở xã Hà Lâm, Hà Trung mỗi năm con cháu ủng hộ 40 triệu đồng để trao thưởng cho HS, SV… Dòng họ Bùi Sỹ, Quảng Tân, dòng họ Tô Văn, xã Quảng Thái, huyện Quảng Xương 100 triệu đồng, dòng họ Mai Bình, Mai Văn, huyện Nga Sơn 200 triệu đồng...

Từ nguồn quỹ trên, 5 năm qua, các cấp HKH đã tổ chức khen thưởng cho gần 1,4 triệu lượt học sinh, sinh viên có thành tích trong học tập với số tiền 206 tỷ đồng; trao học bổng cho 218.793 học sinh, sinh viên với số tiền 187 tỷ đồng; thưởng cho trên 82.000 lượt giáo viên với số tiền 50 tỷ đồng. Ngoài ra, các cấp hội còn vận động hiến tặng hơn 10.000 m2 đất xây dựng trường; vận động 142 tỷ đồng xây mới 627 phòng học, 281 phòng ở giáo viên, trang bị trên 2.000 bộ máy vi tính và gần 356.000 cuốn sách tham khảo cho nhà trường…

Kết quả này đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy sự nghiệp giáo dục tỉnh nhà phát triển cả về quy mô và chất lượng mà bản thân ngành giáo dục không thể tự làm được. Đơn cử như, những năm gần đây, tỷ lệ trường đạt chuẩn trên địa bàn tỉnh tăng nhanh; tỷ lệ học sinh bỏ học chỉ còn 0,25%, giảm 10 lần so với năm 2010; cơ bản không còn học sinh mắc tệ nạn xã hội mới; học sinh có học lực khá, giỏi tăng thêm 20%; số học sinh đậu đại học và học sinh giỏi quốc gia luôn ở tốp đầu cả nước…

Sự học xưa nay đều gieo mầm, bám rễ từ mỗi gia đình và mỗi dòng họ, khu dân cư là mảnh đất màu mỡ để tạo điều kiện cho việc học của các gia đình phát triển. Xác định rõ điều này, HKH tỉnh liên tục đẩy mạnh phong trào xây dựng gia đình, dòng họ, khu dân cư hiếu học. Những gia đình, dòng họ, làng, bản vốn nghèo khó ít được học thì nay đã vượt lên chính mình, biến những điều không thể thành có thể bằng chính nghị lực và quyết tâm không chịu dốt, chịu nghèo. Đến nay, toàn tỉnh có 353.262 gia đình hiếu học (GĐHH), 5.917 dòng họ hiếu học (DHHH), 4.288 khu dân cư hiếu học (KDCHH). Tiêu biểu là các gia đình: Bà Lường Thị Lý, thôn Xuân Sơn, xã Thanh Sơn, Tĩnh Gia; GĐ bà Mai Thị Cậy, xã Nga Điền, Nga Sơn; GĐ bà Trần Thị Lan, thôn Phùng Sơn, xã Phùng Giáo, huyện Ngọc Lặc…

Phong trào xây dựng GĐHH đã trở thành hạt nhân để tạo nên những DHHH. Để rồi trong số 5.917 DHHH hiện nay nổi lên những DH tiêu biểu, như: Dòng họ Hoàng Viết xã Xuân Lai, Thọ Xuân; Dòng họ Lưu Thiện xã Định Liên, Yên Định; dòng họ Lê Huy, xã Đông Tiến, Đông Sơn… Cùng với những hoạt động trên, 5 năm qua, mô hình Trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ) do HKH làm nòng cốt không ngừng được củng cố, đa dạng các nội dung hoạt động, đáp ứng nhu cầu “cần gì học nấy” của người dân.

Từ năm 2011 đến nay, các TTHTCĐ trong toàn tỉnh đã mở được trên 136.500 lớp với hơn 10 triệu lượt người tham gia học. Nội dung hoạt động của các Trung tâm đã góp phần tích cực nâng cao hiểu biết về chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước cho người dân, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, dạy nghề ngắn hạn và dài hạn... tạo tiền đề về xây dựng xã hội học tập từ cơ sở.

Thực tế, phong trào KHKT trên địa bàn tỉnh trong nhiều năm qua đã bắt đúng mạch nguồn của cuộc sống, ăn sâu bám rễ vào đời sống nhân dân với hàng triệu người, hàng vạn gia đình, hàng ngàn dòng họ, làng bản, cơ quan, đơn vị vũ trang, doanh nghiệp, trường học... Điều này cũng cho thấy phong trào không còn là riêng của những người làm khuyến học mà đang trở thành phong trào nhân dân, có sự chung tay góp sức của các lực lượng xã hội. Nhiều địa phương đã có những cách làm hay, kinh nghiệm quý trong việc khuyến khích giáo dục, động viên con em ra sức học tập, rèn đức, luyện tài.

Đại hội Đại biểu HKH tỉnh lần thứ IV, nhiệm kỳ 2016 - 2021 được xem là mốc son đánh dấu quá trình trưởng thành cả về số lượng lẫn chất lượng trong phong trào KHKT ở tỉnh ta. Đây cũng là động lực để thực hiện tốt phương hướng công tác khuyến học là: Phát huy truyền thống hiếu học và những thành tựu đã đạt được cùng với sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị để tiếp tục mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động KH, KT, học tập suốt đời, XDXHHT thành phong trào toàn dân góp phần đưa Thanh Hóa trở thành tỉnh khá của cả nước vào năm 2020.

Nguyễn Đình Bưu

Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]