Lớp học chữ nổi dành cho người khiếm thị
Khoảng một tuần nay, trụ sở của Hội người mù huyện Thiệu Hóa trở nên đông vui hơn mọi khi, bởi nơi đây đang diễn ra một lớp học rất đặc biệt, đó là lớp học chữ nổi Braille dành cho người khiếm thị.
Lớp học chữ nổi Braille tại trụ sở Hội người mù huyện Thiệu Hóa.
Chúng tôi đến thăm lớp học chữ nổi vào một buổi sáng đầu tháng 10. Cơn gió lạnh đầu mùa mang theo thời tiết khá ảm đạm, nhưng khi bước chân vào lớp học đặc biệt này thì chỉ có những nụ cười và tình thương ấm áp.
Bà Trịnh Thị Hai, hội viên Hội người mù huyện Thiệu Hóa hướng dẫn các học viên học chữ Braille.
Lớp học có 15 học viên là người khiếm thị ở các xã, thị trấn tham gia thuộc nhiều độ tuổi khác nhau, lớn tuổi nhất cũng ngoài 70 tuổi. Trên bảng chữ nổi, các học viên khiếm thị lần dò từng con chữ. Những phép tính, hay những bài thơ, bài văn được người khiếm thị tiếp thu bắt đầu từ đó.
Anh Đoàn Văn Thục (sinh năm 2004) vui vẻ học chữ nổi cùng bạn của mình.
Anh Đoàn Văn Thục (sinh năm 2004) là học viên trẻ nhất của lớp học, bị hỏng mắt từ năm lên 6 tuổi. Với sự quan tâm, động viên của các hội viên, anh đã tham gia tích cực lớp học chữ nổi và thấy mình tự tin với bản thân hơn. “Học chữ nổi phải cầm tay sờ, viết từng chữ khó lắm, nhưng không học thì không biết chữ, không đọc sách được nên mới cố gắng học”, anh Thục nói.
Ông Nguyễn Quán Mai (sinh năm 1950), học viên cao tuổi nhất lớp học.
Cô giáo đứng lớp cũng khá đặc biệt, bà là Trịnh Thị Hai, hội viên Hội người mù huyện Thiệu Hóa cũng đồng cảnh ngộ. Từ khi tham gia giảng dạy lớp, bà Hai đã cố gắng truyền đạt kiến thức cho học viên bằng tâm huyết của mình. Tuy nhiên, việc dạy học cho người mù khá khó khăn. Bởi không thể nói một lần, đọc một lượt thì người khiếm thị hiểu, mà phải thực hiện nhiều lần. “Bản thân tôi cũng là người mù, do vậy phải cố gắng truyền đạt cho học viên hiểu để họ nhanh chóng tiếp thu chữ nổi. Ngày xưa, người mù thường bị thiệt thòi. Còn bây giờ, hội viên người mù đã có thể học chữ dễ dàng hơn” - bà Hai nói thêm.
Các học viên hỗ trợ nhau trong học tập.
Theo ông Trịnh Văn Khôi, Chủ tịch Hội người mù huyện Thiệu Hóa, việc học chữ Braille sẽ tạo điều kiện cho các học viên mù về mô hình 6 chấm chữ nổi, các ký tự, cách ráp vần, cách đọc, cách viết chữ Braille… giúp họ biết đọc, biết viết… để người mù cảm thấy được công nhận, tự tin hơn vào bản thân mình, xóa đi mặc cảm, tự ti, phát huy nội lực góp phần thắt chặt tình cảm, đoàn kết, giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn, sống, làm việc có ích cho gia đình và xã hội.
Các học viên trung tuổi vẫn miệt mài sắp chữ.
Được biết, lớp học sẽ kéo dài trong vòng 3 tháng, người mù sẽ được làm quen với chữ nổi; phổ biến kiến thức chữ Braille; ôn tập Tiếng Việt; luyện Tiếng Việt, đọc nhanh và viết nhanh; ôn tập kiểm tra cuối khóa.
Vì mắt không nhìn thấy nên việc dạy và học chủ yếu qua cầm tay hướng dẫn.
Tăng Thúy
{name} - {time}
- 2023-11-26 14:45:00
Bảo vệ môi trường trong trường học và câu chuyện ý thức
- 2023-11-26 14:40:00
Tinh thần khuyến học
- 2022-10-12 09:51:00
Yên Định: Nỗ lực nâng cao chất lượng giáo dục
Chuyện đồng phục trong trường học
Tuổi 18 tự hào tiến bước dưới cờ Đảng
Chuyện về học sinh thời @: Kỳ 1: Thích là tẩy chay
Chuyện về học sinh thời @: Kỳ 2: Muôn kiểu “giao dịch” ngầm trong lớp học
Chuyện về học sinh thời @: Kỳ 3: Dậy thì sớm và trào lưu yêu “bất chấp”
Năm học mới và câu chuyện "lạm thu”: “Lạm thu”… ở đâu
Tuyên truyền ATGT, bạo lực học đường, kỹ năng sử dụng mạng xã hội
Năm học mới và câu chuyện "lạm thu”: Chấm dứt tình trạng huy động đóng góp sai quy định
Năm học mới và câu chuyện "lạm thu”: Những ngôi trường không có… “lạm thu”