(vhds.baothanhhoa.vn) - Là trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của tỉnh nhà, Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa đã cụ thể hóa Quy định các tiêu chí và trình tự, thủ tục xét, công nhận các danh hiệu kiểu mẫu, thông qua việc bình chọn tập thể lớp kiểu mẫu, học viên gương mẫu hàng tháng. Từ đó, góp phần xây dựng môi trường giáo dục kỷ cương, thân thiện, giàu tính đảng, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của nhà trường.

Một số trao đổi về nội dung bình chọn tập thể lớp kiểu mẫu, học viên gương mẫu tại Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá hiện nay

Là trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của tỉnh nhà, Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa đã cụ thể hóa Quy định các tiêu chí và trình tự, thủ tục xét, công nhận các danh hiệu kiểu mẫu, thông qua việc bình chọn tập thể lớp kiểu mẫu, học viên gương mẫu hàng tháng. Từ đó, góp phần xây dựng môi trường giáo dục kỷ cương, thân thiện, giàu tính đảng, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của nhà trường.

Một số trao đổi về nội dung bình chọn tập thể lớp kiểu mẫu, học viên gương mẫu tại Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá hiện nay

Cách đây 74 năm, ngày 20-2-1947, mặc dù bận trăm công, nghìn việc, trong bối cảnh đất nước ngàn cân treo sợi tóc, nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành sự quan tâm đặc biệt về thăm, nói chuyện với cán bộ, chiến sỹ và đồng bào Thanh Hóa. Tại buổi nói chuyện với các đại biểu, các thân sỹ, trí thức, phú hào tỉnh Thanh Hóa, với tầm tư duy chiến lược, bao quát và toàn diện, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận thấy, Thanh Hóa - một vùng đất địa linh nhân kiệt, có hào khí cách mạng kiên cường, có vị trí chiến lược quan trọng trong thế chiến lược chung của đất nước. Hơn thế, Bác còn chỉ rõ: Thanh Hóa là tỉnh có nhiều lợi thế và tiềm năng phát triển, hoàn toàn có thể trở thành một hậu phương cách mạng quan trọng; một tỉnh tiên tiến làm động lực và là điểm tựa vững chắc cho các phong trào cách mạng của đất nước. Vì vậy, Bác đã đặt nhiệm vụ về xây dựng Thanh Hóa thành tỉnh kiểu mẫu: “Tỉnh Thanh Hóa phải trở nên một tỉnh kiểu mẫu thì làm sao cho mọi mặt chính trị, kinh tế, quân sự phải là kiểu mẫu, làm một người kiểu mẫu, một nhà kiểu mẫu, một làng kiểu mẫu, một huyện kiểu mẫu, một tỉnh kiểu mẫu, quyết tâm làm thì sẽ thành kiểu mẫu”.

Thực hiện lời dạy của Bác, ngày 17-2-2014, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Quyết định số 09/2019/QĐ-UBND quy định các tiêu chí kiểu mẫu và trình tự, thủ tục xét, công nhận các danh hiệu kiểu mẫu theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa quê hương, đất nước giai đoạn 2014 - 2020. Hiện nay là Quyết định số 09/2019/QĐ-UBND ngày 9-4- 2019 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Quy định các tiêu chí và trình tự, thủ tục xét, công nhận các danh hiệu kiểu mẫu. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 20-4-2019 và thay thế Quyết định số 488/2014/QĐ-UBND ngày 17-2-2014 của UBND tỉnh Quy định các tiêu chí kiểu mẫu và trình tự, thủ tục xét, công nhận các danh hiệu kiểu mẫu theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa quê hương, đất nước giai đoạn 2014-2020 và Quyết định số 349/2017/QĐ-UBND ngày 25-1-2017 của UBND tỉnh về việc sửa đổi cụm từ “Công dân gương mẫu” tại Quy định các tiêu chí kiểu mẫu ban hành kèm theo Quyết định số 488/2014/QĐ- UBND ngày 17-2-2014 của UBND tỉnh.

Để xây dựng Thanh Hóa thành tỉnh kiểu mẫu, đòi hỏi Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh đoàn kết nhất trí, quyết tâm thực hiện; mỗi người trong đó đảng viên phải gương mẫu đi đầu; mỗi ngành, mỗi địa phương trong tỉnh, mỗi cơ quan, đơn vị phải có chương trình hành động và giải pháp cụ thể để học tập và làm theo lời dạy của Người, phấn đấu làm cho Thanh Hóa phải trở thành kiểu mẫu.

Là trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của tỉnh nhà, Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa đã cụ thể hóa Quy định các tiêu chí và trình tự, thủ tục xét, công nhận các danh hiệu kiểu mẫu, thông qua việc bình chọn tập thể lớp kiểu mẫu, học viên gương mẫu hàng tháng. Mục đích bình chọn tập thể lớp kiểu mẫu, học viên gương mẫu nhằm biểu dương tập thể lớp, cá nhân học viên có thành tích tiêu biểu trong học tập, rèn luyện, tạo động lực thúc đẩy phong trào thi đua ở các lớp, xây dựng môi trường giáo dục kỷ cương, thân thiện, giàu tính đảng, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Đồng thời là biện pháp động viên, khích lệ học viên phấn đấu trong học tập, rèn luyện để thực hiện tốt nhiệm vụ của học viên.

Để bình chọn tập thể lớp kiểu mẫu, học viên gương mẫu đảm bảo khách quan, công bằng, thực chất để tạo động lực trong học tập và rèn luyện của các lớp và học viên, nhà trường đã xây dựng bộ tiêu chí, cách thức bình chọn và hình thức biểu dương, khen thưởng cụ thể:

Về tiêu chí bình chọn:

Đối với bình chọn tập thể lớp kiểu mẫu dựa trên 5 tiêu chí sau:

Thứ nhất, về học tập: Sĩ số tham gia học tập các buổi học trên lớp đạt 95% trở lên, không có học viên đi học muộn, bỏ giờ, không có học viên phải học bổ sung, học lại. Có 95% trở lên học viên chủ động trong xây dựng kế hoạch học tập, nghiên cứu bài trước khi lên lớp, lớp học sôi nổi, tích cực phát biểu ý kiến trong xây dựng bài. Số buổi học tập tốt trong tháng đạt từ 90% trở lên, không có buổi học tập trung bình. Kết quả thi kết thúc các phần học trong tháng, điểm khá giỏi đạt 60% trở lên, không có điểm yếu, kém.

Thứ hai, về rèn luyện: Chấp hành nghiêm quy chế, quy định của nhà trường. 100% học viên có trang phục gọn gàng, lịch sự, đeo thẻ học viên khi đến lớp. Quan hệ, ứng xử trong lớp, trong trường, lễ phép, đúng mực; có tác phong lối sống lành mạnh. Tập thể lớp đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và cuộc sống.

Thứ ba, về chấp hành nội quy ký túc xá: 100% học viên chấp hành nghiêm thời gian, giờ giấc tự học, xem tivi và nghỉ ngơi. Chấp hành nghiêm quy định trong sử dụng điện, nước, tài sản của nhà trường. Nội vụ phòng ở gọn gàng sạch sẽ.

Thứ tư, tiêu biểu trong tham gia các phong trào: Phong trào văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao. Tham gia cuộc thi thuyết trình ý tưởng. Phong trào phát triển văn hoá đọc. Phong trào vệ sinh trường lớp. Bảo vệ tài sản công, bảo vệ môi trường. Các phong trào khác trong nhà trường.

Thứ năm, Ban cán sự lớp gương mẫu trong tổ chức, thực hiện hoạt động tự quản: Chủ động, sáng tạo trong xây dựng mô hình tự học, tự đọc, tự nghiên cứu. Xây dựng nội quy tự quản đầy đủ, rõ ràng và phù hợp với quy chế, điều kiện của nhà trường, của lớp và học viên. Gương mẫu trong thực hiện nội quy, quy chế; đôn đốc học viên thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện, chấp hành nội quy, quy chế; tổ chức thực hiện nội quy tự quản hiệu quả, công khai, dân chủ. Tổ chức, động viên giúp đỡ các học viên gặp khó khăn trong học tập và rèn luyện. Thay mặt học viên của lớp liên hệ với giáo viên chủ nhiệm, cán bộ, giảng viên các khoa, phòng và Ban Giám hiệu giải quyết những vấn đề có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của học viên. Báo cáo đầy đủ, trung thực tình hình học tập, rèn luyện của học viên từng buổi, từng tháng học và những việc đột xuất của lớp với giáo viên chủ nhiệm, giảng viên lên lớp và các bộ phận có liên quan theo quy định của nhà trường.

Đối với việc bình chọn học viên gương mẫu dựa trên 3 tiêu chí: Một là, thực hiện tốt 3 không, 3 có (3 không: không vào muộn, ra sớm; không cẩu thả; không làm việc riêng và sử dụng điện thoại trong giờ học; 3 có: có mục tiêu, động lực học tập tích cực; có tác phong, hình ảnh đẹp; có phương pháp học tập và rèn luyện khoa học); Hai là, kết quả học tập các môn học trong tháng đạt từ giỏi trở lên. Gương mẫu trong các phong trào (Giữ vệ sinh, bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh, trật tự, phong trào văn hóa thể thao và các phong trào khác). Ba là, được tập thể tín nhiệm: phải đạt 80% trở lên tổng số học viên của lớp tín nhiệm.

Về cách thức bình chọn:

Đối với bình chọn tập thể lớp kiểu mẫu: Bước 1: Cuối mỗi kỳ học, chủ nhiệm lớp tổ chức họp lớp bình xét, gửi biên bản họp lớp về Phòng Quản lý đào tạo và nghiên cứu khoa học. Các Khoa chuyên môn tham gia giảng dạy trong tháng tiến hành nhận xét, đánh giá bằng văn bản; Phòng Tổ chức, hành chính, thông tin và tư liệu báo cáo kết quả về chấp hành nội quy, quy chế ký túc xá. Các báo cáo trên gửi về Phòng Quản lý đào tạo và nghiên cứu khoa học chậm nhất trước 02 ngày tổ chức Hội nghị bình xét. Bước 2: Phòng Quản lý đào tạo và nghiên cứu khoa học tổng hợp, đối chiếu và làm báo cáo kết quả học tập, rèn luyện trên cơ sở kết quả theo dõi tình hình học tập và rèn luyện của học viên các lớp của cán bộ trực tuần. Bước 3: Tổ chức Hội nghị bình chọn tập thể lớp kiểu mẫu theo hình thức biểu quyết hoặc bỏ phiếu kín; thành phần Hội nghị gồm đại diện Ban Giám hiệu, các khoa, phòng, chủ nhiệm lớp và đại diện ban cán sự lớp. Hội nghị tiến hành bình chọn khách quan, dân chủ, công bằng để lựa chọn ra 01 tập thể lớp của tháng.

Đối với bình chọn học viên gương mẫu: Bước 1: Hàng tháng lớp tổ chức họp bình chọn bảo đảm khách quan, dân chủ, công bằng để lựa chọn 01 học viên gương mẫu, có biên bản họp lớp nộp về Phòng Quản lý đào tạo và nghiên cứu khoa học trước Hội nghị bình chọn của nhà trường 02 ngày. Bước 2: Hội nghị bình chọn học viên gương mẫu tiến hành bình chọn theo hình thức biểu quyết hoặc bỏ phiếu kín.

Về hình thức biểu dương, khen thưởng:

Đối với lớp đạt danh hiệu tập thể lớp kiểu mẫu của tháng sẽ được tuyên dương, nhận cờ luân lưu “tập thể lớp kiểu mẫu” và phần thưởng trị giá 500.000đ tại buổi chào cờ của tháng tới.

Học viên gương mẫu của tháng sẽ được tuyên dương, nhận Giấy chứng nhận học viên gương mẫu và trao phần thưởng bằng sách trị giá 100.000đ tại buổi chào cờ tháng tới.

Với những quy định trên, phong trào thi đua tôn vinh, biểu dương tập thể lớp kiểu mẫu, học viên gương mẫu hằng tháng được thực hiện trang trọng tại các buổi chào cờ. Phong trào đã tạo không khí thi đua hết sức sôi động, các lớp đã luôn nỗ lực, phấn đấu, thi đua học tập tốt, rèn luyện tốt, vừa chấp hành tốt nội quy, quy chế, vừa tham gia tích cực vào các hoạt động chung của nhà trường, xây dựng tập thể lớp đoàn kết, kỷ cương, có phong trào học tập và rèn luyện tốt, đặc biệt các lớp đã rất chủ động, tích cực tham gia các phong trào thi đua hoạt động vì cộng đồng, thăm và tặng quà cho học sinh nghèo vượt khó vươn lên; tổ chức có hiệu quả các hoạt động “ngày thứ 7 kết nối”; tổ chức giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể thao giữa học viên các lớp; tự nguyện tham gia vệ sinh môi trường; tham gia hội thi “Xây dựng tác phong cán bộ, học viên trường Chính trị”; thi “Rung chuông vàng” tìm hiểu về kiến thức lịch sử, văn hóa, xã hội; hội thi “Xếp sách nghệ thuật”, “Giới thiệu sách” nhân Ngày sách Việt Nam 21/4 hằng năm; báo cáo sản phẩm nghiên cứu thực tế thông qua hình thức tọa đàm, hội thảo các vấn đề thực tiễn ở địa phương (về đạo đức, tác phong, phong cách, trách nhiệm thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; cải cách hành chính ở địa phương; phát triển sản xuất hàng hóa; công tác giảm nghèo ở địa phương…), trao đổi các chuyên đề rèn luyện kỹ năng: xây dựng kế hoạch phát triển năng lực cá nhân, rèn luyện kỹ năng thuyết trình thông qua hình thức giới thiệu sách. Qua chuỗi các hoạt động này, nhận thức và kiến thức của học viên được nâng lên rõ rệt.

Từ thực tiễn hoạt động tôn vinh, biểu dương tập thể lớp kiểu mẫu, học viên gương mẫu hằng tháng ở Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa, rút ra một số kinh nghiệm bước đầu là:

Nhận thức của học viên một cách toàn diện, đầy đủ, đúng ý nghĩa về hoạt động tôn vinh, biểu dương tập thể lớp kiểu mẫu, học viên gương mẫu hàng tháng là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng.

Cần phát động các phong trào thi đua thiết thực, hiệu quả để tạo hứng thú, chủ động, tích cực tham gia của học viên với tinh thần tự giác, trách nhiệm.

Việc bình chọn tập thể lớp kiểu mẫu, học viên gương mẫu đảm bảo khách quan, chính xác, dân chủ, công bằng là yêu cầu cần thiết tạo động lực thúc đẩy phong trào thi đua sôi nổi trong học tập, rèn luyện và tham gia phong trào “ngày thứ 7 kết nối”.

Có thể khẳng định hoạt động tôn vinh, biểu dương tập thể lớp kiểu mẫu, học viên gương mẫu hàng tháng có ý nghĩa thiết thực, xây dựng môi trường giáo dục kỷ cương, thân thiện, giàu tính đảng, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của nhà trường, góp phần xây dựng Thanh Hóa trở thành tỉnh kiểu mẫu như sinh thời Bác Hồ hằng mong muốn.

Thạc sỹ Lê Thị Hương

(Phó trưởng Phòng Quản lý đào tạo và nghiên cứu khoa học Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa)


Thạc sỹ Lê Thị Hương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]