Tăng cường công tác quản lý các khoản thu trong nhà trường, chấm dứt tình trạng huy động đóng góp và quản lý, sử dụng các khoản thu sai quy định trong các cơ sở giáo dục là yêu cầu đang được đặt ra với không chỉ riêng ngành giáo dục. Xung quanh vấn đề này, phóng viên Báo Thanh Hóa Cuối tuần đã có trao đổi với các ông, bà: Tạ Hồng Lựu, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT); Phạm Thị Việt Nga, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Thanh Hóa; Đỗ Ngọc Đức, Hiệu trưởng Trường THCS Tây Hồ (Thọ Xuân).

Tin liên quan

Đọc nhiều

Năm học mới và câu chuyện "lạm thu”: Chấm dứt tình trạng huy động đóng góp sai quy định

Tăng cường công tác quản lý các khoản thu trong nhà trường, chấm dứt tình trạng huy động đóng góp và quản lý, sử dụng các khoản thu sai quy định trong các cơ sở giáo dục là yêu cầu đang được đặt ra với không chỉ riêng ngành giáo dục. Xung quanh vấn đề này, phóng viên Báo Thanh Hóa Cuối tuần đã có trao đổi với các ông, bà: Tạ Hồng Lựu, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT); Phạm Thị Việt Nga, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Thanh Hóa; Đỗ Ngọc Đức, Hiệu trưởng Trường THCS Tây Hồ (Thọ Xuân).

Năm học mới và câu chuyện lạm thu”: Chấm dứt tình trạng huy động đóng góp sai quy định

Ảnh minh họa.

Tin liên quan:
  • Năm học mới và câu chuyện lạm thu”: Chấm dứt tình trạng huy động đóng góp sai quy định
    Năm học mới và câu chuyện "lạm thu”: Những ngôi trường không có… ...

    Mỗi dịp đầu năm học mới, cùng với niềm vui đến trường của các em học sinh, còn có một “nỗi buồn” mang tên “lạm thu” - thu sai, thu không đúng quy định xảy ra ở nhiều trường học gây bức xúc trong phụ huynh và dư luận xã hội. Và việc chấm dứt tình trạng huy động đóng góp, quản lý, sử dụng các khoản thu sai quy định trong các cơ sở giáo dục là điều cần thiết.

Ông Tạ Hồng Lựu: Ngăn chặn “lạm thu” bắt buộc phải công khai, minh bạch và quy trình chặt chẽ

Năm học mới và câu chuyện lạm thu”: Chấm dứt tình trạng huy động đóng góp sai quy định

PV: Thưa ông Tạ Hồng Lựu, ông nhìn nhận như thế nào về tình trạng “lạm thu” đầu năm học mới trong những năm vừa qua?

Ông Tạ Hồng Lựu: Trước mỗi năm học, Sở GD&ĐT đều có hướng dẫn thu chi, triển khai xuống các phòng GD&ĐT và đơn vị trường học. Tuy nhiên, thẳng thắng nhìn nhận, tình trạng “lạm thu” - thu không đúng quy định vẫn xảy ra ở một số trường gây dư luận không tốt. Và thu không đúng quy định chủ yếu là ở các khoản thu về xã hội hóa giáo dục.

Theo Thông tư 16/2018/TT-BGDĐT ngày 3-8-2018 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Quy định về tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân thì việc tài trợ cho các cơ sở giáo dục đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, công khai, minh bạch, không quy định mức tài trợ bình quân, không quy định mức tài trợ tối thiểu, không lợi dụng việc tài trợ để ép buộc đóng góp và không coi huy động tài trợ là điều kiện cho việc cung cấp, thụ hưởng giáo dục… Việc xã hội hóa giáo dục có thể kêu gọi trong tổ chức, đơn vị, cá nhân chứ không nhất thiết chỉ đối với phụ huynh học sinh. Đặc biệt, đã gọi là tự nguyện thì không được phép chia đều hay phân bổ. Song, đây lại là “lỗi” trong việc kêu gọi xã hội hóa mà nhiều đơn vị trường học thường mắc phải.

PV: Trong năm học mới 2022-2023, Sở GD&ĐT sẽ làm gì để ngăn chặn tình trạng “lạm thu”, thưa ông?

Ông Tạ Hồng Lựu: Căn cứ theo quy định của Luật Giáo dục năm 2019 và các văn bản của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT đã tham mưu cho HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết 286/2022/NQ-HĐND ngày 13-7-2022 về Quy định mức thu tối đa các khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục của nhà trường đối với cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh. Cùng với đó là Nghị quyết 287/2022/NQ-HĐND Quy định mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh từ năm học 2022-2023 đến năm học 2025-2026.

Sở GD&ĐT đã tổ chức các hội nghị quán triệt và ban hành văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện các khoản thu, chi trong cơ sở giáo dục công lập trong năm học 2022-2023. Riêng đối với các khoản kêu gọi xã hội hóa giáo dục, các nhà trường phải lập kế hoạch công việc và dự trù kinh phí chi tiết (dự kiến nguồn huy động tài trợ, nội dung chi và dự kiến mức chi). Kế hoạch sử dụng các khoản tài trợ xã hội hóa giáo dục phải được công bố và niêm yết công khai, lấy ý kiến của cán bộ, giáo viên, học sinh, phụ huynh, nhà tài trợ trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Chưa phê duyệt thu khi chưa công khai bàn bạc, thống nhất. Và chỉ xã hội hóa trên nguyên tắc tự nguyện, không chia đều.

Thực tế, trong năm học 2021-2022 tình trạng “lạm thu” đã giảm so với nhiều năm về trước. Và với các quy định, quy trình chặt chẽ, hướng dẫn cụ thể, chi tiết, ngành GD&ĐT hy vọng trong năm học này, việc thu không đúng quy định sẽ thay đổi nhiều hơn. Sở GD&ĐT sẽ theo dõi, bám sát việc triển khai thu, chi của các trường để có sự chấn chỉnh kịp thời nếu để xảy ra sai phạm.

Bà Phạm Thị Việt Nga: Nghiêm cấm và sẽ xử lý các tập thể, cá nhân để xảy ra việc thu không đúng quy định

Năm học mới và câu chuyện lạm thu”: Chấm dứt tình trạng huy động đóng góp sai quy định

PV: Tình trạng “lạm thu” - thu không đúng quy định mỗi dịp đầu năm học mới xảy ra ở nhiều địa phương, là “nỗi buồn” của không chỉ riêng ngành giáo dục. Để không xảy ra việc thu sai quy định tại các trường học trên địa bàn, TP Thanh Hóa đã có chỉ đạo, hướng dẫn, quán triệt như thế nào, thưa bà?

Bà Phạm Thị Việt Nga: Trên địa bàn TP Thanh Hóa hiện có 122 trường học công lập. Việc thu, chi cũng như hoạt động của các đơn vị trường học cơ bản theo hướng dẫn và theo khung quy định (tối thiểu, tối đa). Căn cứ trên nghị quyết của HĐND tỉnh và văn bản hướng dẫn triển khi thực hiện các khoản thu, chi trong các cơ sở giáo dục công lập năm học 2022-2023 ngày 16-9-2022 của Sở GD&ĐT, TP Thanh Hóa đã chỉ đạo phòng GD&ĐT họp bàn để cụ thể hóa hướng dẫn của sở và tổ chức họp quán triệt, triển khai đến các trường. Mỗi trường phải xây dựng kế hoạch thu chi tiết với các nhóm nội dung, tuyên truyền, giải thích rõ ràng để phụ huynh hiểu. Việc xã hội hóa cũng căn cứ trên thực tế (cần, thiếu) của từng trường.

TP Thanh Hóa đã giao phòng chuyên môn nghiên cứu cụ thể các văn bản, hướng dẫn thật kỹ tới các đơn vị trường học để tránh xảy ra sai sót, thu không đúng quy định. Quan điểm chỉ đạo của lãnh đạo thành phố là nghiêm cấm và sẽ xử lý thật nghiêm các tập thể, cá nhân nếu để xảy ra việc thu không đúng quy định.

Ông Đỗ Ngọc Đức: Xã hội hóa giáo dục thành công là khi được phụ huynh ủng hộ

Năm học mới và câu chuyện lạm thu”: Chấm dứt tình trạng huy động đóng góp sai quy định

PV: Nhiều năm qua Trường THCS Tây Hồ luôn đứng trong top đầu về chất lượng dạy và học trên địa bàn huyện Thọ Xuân. Xin ông chia sẻ về “bí quyết” của thầy, trò nhà trường?

Ông Đỗ Ngọc Đức: Để nâng cao chất lượng dạy và học điều quan trọng nhất chính là quyết tâm, nỗ lực của thầy và trò. Từ quyết tâm mới có thay đổi để từng bước đạt mục tiêu đề ra. Bên cạnh đó là tăng cường cơ sở vật chất trường lớp học, các trang thiết bị phục vụ cho việc học cũng góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc dạy và học trong nhà trường. Trường THCS Tây Hồ may mắn vì trong các khoản thu xã hội hóa luôn được phụ huynh và các nhà hảo tâm ủng hộ.

PV: Xin ông nói rõ hơn về các khoản thu xã hội hóa của Trường THCS Tây Hồ?

Ông Đỗ Ngọc Đức: Các khoản thu xã hội hóa ở Trường THCS Tây Hồ hàng năm ngoài sửa chữa, bổ sung cơ sở vật chất thì còn mua sắm trang thiết bị phục vụ việc học như: máy chiếu, tivi, quạt điện… Mỗi năm nhà trường tổ chức họp phụ huynh 3 lần, thông qua các buổi họp sẽ công khai các khoản thu, chi để phụ huynh nắm bắt từ đó đồng thuận ủng hộ. Trong điều kiện nguồn kinh phí nhà nước cấp còn hạn chế thì xã hội hóa giáo dục là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, quan trọng là cách mỗi nhà trường triển khai thực hiện, tuyên truyền để phụ huynh hiểu và tin tưởng việc đóng góp hoàn toàn phục vụ cho việc dạy và học. Suốt 6 năm qua nhà trường đã làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục và điều đáng quý, việc xã hội hóa giáo dục của Trường THCS Tây Hồ luôn được phụ huynh ủng hộ.

Thu Trang (thực hiện)



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]