(vhds.baothanhhoa.vn) - “Chỗ nào khó khăn phải có anh Nho mới giải quyết được”, đó vừa là câu nói đùa nhưng cũng rất chia sẻ mà các đồng nghiệp dành cho thầy giáo Quách Công Nho, giáo viên Trường Tiểu học Quang Chiểu 2, khu Suối Tút (xã Quang Chiểu, Mường Lát).

Người thầy gắn bó với vùng đất biên giới Mường Lát

“Chỗ nào khó khăn phải có anh Nho mới giải quyết được”, đó vừa là câu nói đùa nhưng cũng rất chia sẻ mà các đồng nghiệp dành cho thầy giáo Quách Công Nho, giáo viên Trường Tiểu học Quang Chiểu 2, khu Suối Tút (xã Quang Chiểu, Mường Lát).

Người thầy gắn bó với vùng đất biên giới Mường Lát

Thầy giáo Quách Công Nho và các em học sinh lớp 2, Trường Tiểu học Quang Chiểu 2, khu Suối Tút.

Sinh năm 1964, sau 3 năm chiến đấu ở mặt trận Vị Xuyên (Hà Giang), anh xuất ngũ về quê và tiếp tục học Trung cấp sư phạm Thanh Hóa. Năm 1998, tốt nghiệp trung cấp anh lên Mường Lát dạy học. Cuộc đời dạy học ở Mường Lát của anh đi qua các xã Mường Chanh, Nhi Sơn, Pù Nhi và 14 năm nay anh dạy ở Trường Tiểu học Quang Chiểu 2.

“Cuộc đời tôi gắn bó với biên giới. 3 năm ở biên giới phía Bắc Tổ quốc và từ nay đến khi nghỉ hưu năm 2025, thì tôi có 26 năm ở Mường Lát. Biên giới như máu thịt của tôi”. Anh còn cho biết thêm: “Gia đình tôi có bố và chị gái làm nghề giáo viên. Ban đầu tôi không muốn theo nghề này nên quyết định đi bộ đội. Nhưng, đã có duyên thì khó bỏ lắm, khi tôi quyết định thi sư phạm, cả nhà rất mừng”.

Người thầy gắn bó với vùng đất biên giới Mường Lát

Thầy Nho cho biết: “So với học sinh đồng bào dân tộc thiểu số khác, các em học sinh người Dao ở bản Suối Tút đọc thông viết thạo hơn”.

Đến nay, sau 24 năm dạy ở Mường Lát, điều anh thấy khó khăn nhất chính là việc bất đồng ngôn ngữ. Là người Mường ở Ngọc Lặc, nhưng các bản anh dạy hầu hết là người Thái, Mông, Dao... Thầy giáo có thể bỡ ngỡ, khó khăn ban đầu khi tiếp xúc với các em, còn các em lại vô cùng vất vả khi vừa học tiếng phổ thông vừa học chữ.

Người thầy gắn bó với vùng đất biên giới Mường Lát

Để giúp trẻ yêu thích con chữ, thầy Nho thường đọc truyện cùng các em.

Người thầy gắn bó với vùng đất biên giới Mường Lát

Không chỉ đọc sách cùng thầy, các em nhỏ sau buổi học thường ở lại trường đọc truyện cho nhau nghe.

Người thầy gắn bó với vùng đất biên giới Mường Lát

Trò chơi vui nhất mỗi khi các em đến trường là tranh nhau ngồi xích đu.

Đến thăm thầy giáo Quách Công Nho ở điểm trường bản Suối Tút, lớp học của anh vẻn vẹn 5 học sinh. Nhìn cách anh chăm sóc từng bạn nhỏ, chúng tôi không khỏi xúc động. Anh cho biết: “Ở lớp học nào, điều đầu tiên tôi dạy các em nhỏ là nếp sống, đạo đức, dạy từ cách ăn mặc, yêu cầu các em đến lớp phải vệ sinh cá nhân sạch sẽ, hướng dẫn các em từ cách ngồi viết, cách ăn nói thay vì “ừ” mà phải là dạ, vâng...”.

Chia sẻ điều này, Trưởng bản Suối Tút, ông Tặng Văn Lai cho biết: “Nhờ có những giáo viên bám bản như thầy Quách Công Nho, nên không chỉ những đứa trẻ ở đây biết chữ, biết lễ phép ngoan ngoãn mà các phụ huynh cũng nhận thức được rằng, chỉ có việc học mới có thể giúp bọn trẻ lớn lên và ngoan hơn”.

Người thầy gắn bó với vùng đất biên giới Mường Lát

Trường Tiểu học Quang Chiểu 2, khu Suối Tút, nơi thầy Quách Công Nho đã gắn bó nhiều năm trên mảnh đất vùng biên huyện Mường Lát.

Tuổi đã cao, gia đình ở Ngọc Lặc, đường sá đi lại khó khăn, cả tháng thầy Nho mới về nhà một lần. Niềm vui của thầy là những ngày thứ 7, chủ nhật dù thầy không phải dạy, trò không được học nhưng bọn trẻ trong bản thường xuyên qua thăm thầy, hỏi xem “thầy còn phồng tôm không rán cho con ăn cùng”.

Nhìn những đứa trẻ ở bản lớn lên từng ngày, thầy Nho lại nhớ những đứa cháu ở nhà, song cũng chính vì thế mà thầy lại càng dồn nhiều tình cảm hơn cho bọn trẻ với hy vọng rằng khi có cái chữ, học trò của thầy sẽ góp phần thay đổi đời sống của bản thân, từ đó làm thay đổi đời sống kinh tế xã hội của mảnh đất vùng biên này.

Kiều Huyền


Kiều Huyền

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]