(vhds.baothanhhoa.vn) - Năm 2020, kết quả kỳ thi THPT quốc gia của Thanh Hoá phải đứng trong top 20 các tỉnh, thành phố của cả nước, đây là yêu cầu và quyết tâm đặt ra của đồng chí Nguyễn Đình Xứng - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh trong buổi làm việc với Sở GD&ĐT về những giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đại trà cấp THPT và kết quả kỳ thi THPT quốc gia.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nỗ lực nâng cao chất lượng giáo dục đại trà cấp THPT

Năm 2020, kết quả kỳ thi THPT quốc gia của Thanh Hoá phải đứng trong top 20 các tỉnh, thành phố của cả nước, đây là yêu cầu và quyết tâm đặt ra của đồng chí Nguyễn Đình Xứng - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh trong buổi làm việc với Sở GD&ĐT về những giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đại trà cấp THPT và kết quả kỳ thi THPT quốc gia.

Theo báo cáo của Sở GD&ĐT, trong những năm gần đây, tỷ lệ học sinh được xếp loại khá, giỏi của Thanh Hoá tương đương hoặc cao hơn so với bình quân chung của cả nước và khu vực Bắc Miền Trung. Chất lượng giáo dục đại trà được duy trì ổn định, nhưng lại chưa đồng đều ở các vùng miền trong tỉnh, chất lượng giáo dục miền núi chuyển biến chậm. Trong hai năm học gần đây, điểm trung bình các môn thi: Toán, tiếng Anh, Lịch sử, Vật lý, Hóa học, Sinh học trong kỳ thi THPT quốc gia đều thấp hơn mức bình quân chung của cả nước, đặc biệt là điểm thi các môn tiếng Anh, Lịch sử và Sinh học rất thấp. Năm 2018, điểm trung bình môn tiếng Anh của tỉnh đạt 3,29 điểm, cả nước đạt 3,9 điểm. Cũng ở môn thi này năm 2019, Thanh Hóa đạt 3,51 điểm, cả nước đạt 4,36 điểm. Về kết quả xét tốt nghiệp THPT, năm 2019, tỷ lệ học sinh THPT toàn tỉnh đỗ tốt nghiệp đạt 92,39%, giảm 5,07% so với năm 2018 (năm 2018 đạt 97,46%). Trong đó, khối THPT giảm 3,5%, khối giáo dục thường xuyên giảm đến 33,42%... Tuy nhiên, tỷ lệ học sinh đậu đại học của Thanh Hoá lại rất cao, năm 2019 đạt hơn 73%; đặc biệt số học sinh đạt từ 27 điểm trở lên tổ hợp 3 môn xét tuyển đại học, học sinh thủ khoa xét tuyển đại học nằm trong tốp đầu cả nước.

Tại buổi làm việc, các đại biểu đã phân tích, chỉ ra những nguyên nhân khiến chất lượng giáo dục đại trà chưa đạt yêu cầu và điểm trung bình thi THPT quốc gia của Thanh Hoá thấp hơn so với bình quân cả nước, như: Số lượng học sinh lớn, chất lượng không đồng đều; đội ngũ cán bộ quản lý tại các nhà trường chưa thực sự chú trọng nâng cao chất lượng đại trà; cơ sở vật chất còn hạn chế, nhất là ở khu vực miền núi và các trường thuộc vùng lõm ở miền xuôi; biên chế giáo viên tại một số nhà trường chưa đủ định mức, chất lượng đội ngũ giáo viên còn hạn chế...

Thống nhất với các nguyên nhân đã được các đại biểu phân tích, làm rõ, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đình Xứng yêu cầu ngành GD&ĐT Thanh Hoá phải đặt quyết tâm cao để nâng cao chất lượng giáo dục, với mục tiêu năm 2020, kết quả kỳ thi THPT quốc gia của Thanh Hoá phải đứng trong top 20 các tỉnh, thành phố của cả nước. Đây không chỉ là trách nhiệm của riêng khối THPT, mà khối tiểu học, THCS cũng phải có trách nhiệm để nâng cao chất lượng ngay từ đầu vào THPT. Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở GD&ĐT thực hiện có hiệu quả các đề án nâng cao chất lượng giáo dục, nhất là giáo dục khu vực miền núi, giáo dục ngoại ngữ; phải xác định đội ngũ giáo viên có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục đại trà; có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo lại những giáo viên chưa đạt chuẩn, cương quyết đưa ra khỏi ngành những giáo viên chưa đạt chuẩn nhưng không thực hiện nghiêm việc đào tạo lại hoặc không hoàn thành việc đào tạo lại, nhất là đối với môn ngoại ngữ.

L.H


L.H

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]