(vhds.baothanhhoa.vn) - Tình nguyện xung phong giảng dạy tại trường học ở vùng đặc biệt khó khăn của huyện Ngọc Lặc, có nhiều sáng kiến, đổi mới trong phương pháp giảng dạy giúp học sinh tiếp thu kiến thức hiệu quả trong điều kiện dịch bệnh COVID-19, cô Phạm Thị Tuyết (SN 1974) ở trường Tiểu học Vân Am 1, huyện Ngọc Lặc là 1 trong 50 giáo viên tiêu biểu của cả nước được vinh danh trong Chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2021 do T.W Hội LHTN Việt Nam phối hợp Bộ GD&ĐT, Tập đoàn Thiên Long tổ chức.

Nữ giáo viên dân tộc Mường được vinh danh tại chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2021

Tình nguyện xung phong giảng dạy tại trường học ở vùng đặc biệt khó khăn của huyện Ngọc Lặc, có nhiều sáng kiến, đổi mới trong phương pháp giảng dạy giúp học sinh tiếp thu kiến thức hiệu quả trong điều kiện dịch bệnh COVID-19, cô Phạm Thị Tuyết (SN 1974) ở trường Tiểu học Vân Am 1, huyện Ngọc Lặc là 1 trong 50 giáo viên tiêu biểu của cả nước được vinh danh trong Chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2021 do T.W Hội LHTN Việt Nam phối hợp Bộ GD&ĐT, Tập đoàn Thiên Long tổ chức.

Nữ giáo viên dân tộc Mường được vinh danh tại chương trình Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2021

Cô giáo Phạm Thị Tuyết có nhiều sáng kiến dạy học cho các em học sinh dân tộc Mường trong điều kiện dịch bệnh COVID-19.

Mặc dù hoàn cảnh gia đình hết sức khó khăn, bố đẻ là thương binh nặng, mẹ đẻ bị bệnh tim, em trai duy nhất là giáo viên THPT đang công tác ở vùng cao huyện Bá Thước, con gái mới vào lớp 1, chồng công việc chưa ổn định, công việc lớn nhỏ trong gia đình đều một tay lo toan, gánh vác, nhưng cô Phạm Thị Tuyết vẫn luôn thu xếp công việc gia đình hài hòa vừa hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà nhà trường và cấp trên giao phó.

Năm học 2018 khi đang là giáo viên Trường tiểu học Quang Trung (xã Quang Trung, huyện Ngọc Lặc), cô Phạm Thị Tuyết đã tình nguyện lên công tác tại Trường tiểu học Vân Am 1 ở vùng đặc biệt khó khăn của huyện, từ nhà đến trường gần 30 km. Bắt đầu một ngày tới trường từ 5 giờ sáng cho đến 6 giờ chiều, mùa đông cũng như mùa hè.

Khi có ý định lên ngôi trường xa xôi, ở địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn này nhiều người cho rằng cô Tuyết bị “hâm hấp, gàn dở”.

Thời gian đầu đường xá đi lại khó khăn, trời mưa trơn trượt lầy lội. Còn cách điểm trường 3 km không thể đi được xe nữa, phải bỏ xe lại để đi bộ tới trường, nhưng cô Tuyết luôn lạc quan, vui vẻ, yêu trẻ, yêu nghề, không hối hận vì quyết định của mình.

Nữ giáo viên dân tộc Mường được vinh danh tại chương trình Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2021

Cô Tuyết hướng dẫn các em học sinh tập múa. (Ảnh tư liệu)

Cô xúc động chia sẻ: “Tôi quyết tâm gắn bó với nơi này bởi trong trái tim tôi là hình ảnh các học trò nhỏ nhút nhát, rụt rè, tự ti, mặc cảm, bẽn lẽn y hệt như mình - một cô bé dân tộc nơi bản Mường heo hút năm nào. Phải làm sao để các em mạnh dạn, tự tin hơn trong học tập và rèn luyện đó chính là là câu hỏi luôn đau đáu trong tôi, thôi thúc tôi phải làm điều gì đó dù cho khó khăn gấp nhiều lần hơn thế nữa cũng phải nỗ lực hết mình để truyền lửa, thắp sáng ước mơ khát vọng cho các trò nhỏ vùng cao”.

Bao dự định, ấp ủ, bao kế hoạch, mục tiêu đặt ra ở ngôi trường mới, với đối tượng học sinh mới, 100% là con em đồng bào dân tộc Mường, đa số ở với ông bà, bố mẹ đi làm ăn xa, nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn và đặc biệt khó khăn lại càng làm cô thêm trăn trở.

Là giáo viên chủ nhiệm, cô tìm hiểu kỹ hoàn cảnh cũng như tâm tư, nguyện vọng của các em dù ban đầu rất khó để các em mở lời.

Cô đã dành nhiều thời gian bên các em, đi sớm về muộn, tranh thủ cả những lúc ra chơi để cùng chơi, cùng học với các em, lúc nói tiếng Mường, lúc lại nói tiếng Kinh, khi thì như người bạn, lúc thì như người chị, người mẹ… chỉ bảo cho các em cách học, các kỹ năng sống thông qua các bài học, lâu dần các em đã mạnh dạn hơn, gần gũi với cô, và đặc biệt là ham học hỏi.

Khi tình hình dịch bênh COVID - 19 diễn biến phức tạp, cô Phạm Thị Tuyết đã tích cực ôn luyện cho học sinh qua Zalo, dạy online cho các em thường xuyên nên chất lượng giáo dục của lớp luôn dẫn đầu. Năm học 2020 - 2021 cô mang về cho nhà trường và huyện nhà 30 giải nhì, 4 giải nhất cá nhân và 1 giải nhất toàn đoàn cấp tỉnh Hội thi sáo Recorder.

Với vai trò là Tổng phụ trách đội cô luôn năng nổ nhiệt tình tạo ra những sân chơi bổ ích lành mạnh cho thiếu niên, nhi đồng không chỉ ở Liên đội mình phụ trách mà là cánh tay đắc lực của Hội đồng đội huyện, tham mưu các phong trào thi đua như: Ngàn hoa việc tốt, trại hè thiếu nhi, Đại hội cháu ngoan Bác Hồ cấp huyện, cấp tỉnh.

Với đam mê và nhiệt huyết cô đã mang đến cho các em nhỏ vùng cao những bài học thú vị, những hoạt động ngoài giờ lên lớp vui tươi sôi nổi, xóa tan đi bao mặc cảm, tự ti mà lâu nay vẫn hiện hữu trong suy nghĩ của các em.

Liên đội nhà trường đã “lột xác” ngoạn mục bởi tất cả các em đội viên thiếu niên nhi đồng đều bình tĩnh, tự tin thể hiện hết mình qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động tập thể, vui chơi, trải nghiệm. Bản thân cô có thể hát, múa, kể chuyện, đọc thơ, làm MC lôi cuốn các em vào các hoạt động đội sôi nổi. Nhiều năm liền Liên đội và cá nhân cô được nhận Bằng khen của Trung ương Đoàn và cờ dẫn đầu khối tiểu học.

Với nỗ lực phấn đấu vươn lên không mệt mỏi giờ đây trong hành trang của cô Phạm Thị Tuyết có tổng số hơn 30 bằng khen, giấy khen, giấy chứng nhận các cấp. Trong đó 8 lần là chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, 8 Bằng khen của Trung ương Đoàn, 3 lần là giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh.

Anh Tuân


Anh Tuân

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]