Nữ hiệu trưởng vùng cao đam mê viết sáng kiến kinh nghiệm
Trong 33 năm công tác, cống hiến cho bậc học mầm non, cô Nguyễn Thị Thảo, Hiệu trưởng Trường mầm non Cẩm Ngọc (huyện Cẩm Thủy) luôn sống gần gũi, cởi mở, tích cực tham gia các phong trào. Đặc biệt, sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) của cô luôn được đánh giá cao, áp dụng hiệu quả trong thực tiễn.
Cô Nguyễn Thị Thảo, Hiệu trưởng Trường mầm non Cẩm Ngọc, huyện Cẩm Thủy
Về trường mầm non xã Cẩm Ngọc, hỏi cô Thảo không ai là không biết. Từ khi được điều động về ngôi trường này, cô không chỉ giúp ngôi trường từ đơn vị tốp dưới vươn lên dẫn đầu trong Ngành Giáo dục của huyện, mà trong cuộc sống đời thường cô còn để lại trong lòng đồng nghiệp và phụ huynh, học sinh nhiều tình cảm quý mến, trân trọng.
Với cương vị người đứng đầu nhà trường, cô đã cùng BGH triển khai thực hiện có chất lượng, hiệu quả các cuộc vận động, phong trào thi đua do ngành tổ chức, cơ quan chức năng phát động. Tăng cường giảng dạy các kỹ năng sống, thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa, giúp trẻ phát triển tư duy, sáng tạo.
Bản thân cô luôn gương mẫu, đặt lợi ích tập thể lên hàng đầu, mọi công việc được cô sắp xếp một cách khoa học, đat hiệu quả cao, khó khăn đến đâu cũng được giải quyết. Không chỉ hăng say trong lĩnh vực chuyên môn, cô còn đi đầu trong các cuộc vận động, đặc biệt xây dựng nhiều SKKN chất lượng. Vì vậy, năm học 2020 - 2021 Trường mầm non Cẩm Ngọc có 5 giáo viên giỏi cấp huyện, 5 SKKN đạt giải cấp huyện, 2 SKKN gửi cấp tỉnh. Đặc biệt, cô đã xây dựng thành công đề tài “Tăng cường môi trường Tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số, giai đoạn 2016 - 2021 tổ chức cho 6 huyện miền núi, 19 trường trong huyện về dự, tham gia chuyên đề hè 2021 do Sở GD&ĐT triển khai… Sáng kiến được nhiều trường mầm non trong huyện đánh giá cao và áp dụng.
Ngoài ra, một số đề tài, SKKN của cô còn được ngành giáo dục cấp huyện, cấp tỉnh đánh giá cao bởi tính thực tế, hiệu quả. Tiêu biểu là đề tài “Một số kinh nghiệm trong công tác thực hiện chuyên đề vệ sinh an toàn thực phẩm” được áp dụng và triển khai ở 54 khu lẻ ăn bán trú 100%, có sức lan tỏa cho 20 trường mầm non trong huyện thực hiện bếp ăn đảm bảo an toàn thực phẩm. Hay như đề tài tham mưu cơ sở vật chất xây dựng trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ I; một số biện pháp chỉ đạo xây dựng trường tiên tiến cấp tỉnh, được Hội đồng khen thưởng cấp tỉnh công nhận xếp loại C, sáng kiến được áp dụng vào nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường cũng như các trường trong huyện.
Với sự cố gắng không ngừng nghỉ của mình cô Nguyễn Thị Thảo đã đạt được nhiều danh hiệu cao quý. Đặc biệt, cô đã vinh dự trở thành nhà giáo tiêu biểu toàn quốc năm học 2017-2018.
Trung Lê
{name} - {time}
- 2023-12-04 09:46:00
Vẫn còn khó khăn khi thực hiện hướng dẫn mới về môn tích hợp
- 2023-12-03 09:33:00
Nỗi niềm trường "chất lượng cao”: Tiếp tục hay dừng?
- 2021-09-28 10:09:00
Người giáo viên có nhiều học trò xuất sắc
Từ chuyện thí sinh Olympia không nhớ số Cứu hỏa: Nghĩ về việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh hiện nay
Bất cập khi chưa thể dồn trường học
Lang Chánh nâng cao chất lượng giáo dục bậc học mầm non
Gặp cô hiệu trưởng “hết lòng với trẻ”
Ủng hộ phòng, chống dịch COVID-19 ở những ngôi trường vùng khó
Thầy giáo “cắm bản” và câu chuyện đi vận động học sinh đến lớp
Kết quả tự hào trong giáo dục mũi nhọn của huyện Cẩm Thủy
Học sinh mầm non ở huyện miền núi Cẩm Thủy đi học trở lại trong điều kiện y tế được thắt chặt
Ghi nhận ngày đầu học sinh TP Thanh Hóa đến trường