(vhds.baothanhhoa.vn) - Tưởng chừng những đồ dùng, vật dụng đã qua sử dụng phải bỏ đi, nhưng bằng sự khéo léo, sáng tạo của mình, các cô giáo mầm non đã làm nên những sản phẩm “vừa chơi, vừa học” ngộ nghĩnh, đáng yêu và đẹp mắt kích thích sự tò mò cho các em học sinh lứa tuổi mầm non.

Sáng tạo, khéo léo như cô giáo mầm non

Tưởng chừng những đồ dùng, vật dụng đã qua sử dụng phải bỏ đi, nhưng bằng sự khéo léo, sáng tạo của mình, các cô giáo mầm non đã làm nên những sản phẩm “vừa chơi, vừa học” ngộ nghĩnh, đáng yêu và đẹp mắt kích thích sự tò mò cho các em học sinh lứa tuổi mầm non.

Sáng tạo, khéo léo như cô giáo mầm non

Bằng sự khéo léo, sáng tạo, các cô giáo đã làm ra đồ dùng, đồ chơi dạy học đẹp mắt phục vụ cho giảng dạy, tạo nên sự thích thú trong học tập của học sinh ở lứa tuổi mầm non.

Đến thăm Trường Mầm non Đông Thọ A, phường Đông Thọ, TP Thanh Hóa, chúng tôi thích thú nhìn ngắm những bộ đồ chơi, vật dụng “siêu đáng yêu” do những cô giáo nơi đây làm ra.

Sáng tạo, khéo léo như cô giáo mầm non

Học sinh Trường Mầm non Đông Thọ A thích thú bên đồ dùng học tập, đồ chơi do các cô giáo khéo léo làm nên.

Cô Nguyễn Thị Oanh, giáo viên lớp mầm non Hoa Lan, cho biết: Tùy vào chủ đề học tập của các con mà cô giáo sẽ làm nên những bộ đồ chơi, đồ dùng học tập cho phù hợp. Ví dụ như chủ đề con vật, đồ dùng trong gia đình, các loài hoa, khu vườn cổ tích... thì các cô sẽ lựa chọn vật liệu, chất liệu cho phù hợp để làm.

Đặc biệt, các cô sẽ sử dụng những vật dụng, đồ dùng đã qua sử dụng như nắp chai, vỏ sữa, hộp sữa chua, vỏ chai nhựa, ống mút... rồi sáng tạo nên bộ đồ dùng trong giảng dạy. Các con ở độ tuổi nào thì các cô giáo ở từng lớp sẽ sáng tạo nên bộ đồ dùng giảng dạy cho phù hợp.

Sáng tạo, khéo léo như cô giáo mầm non

Tưởng chừng những đồ dùng, vật dụng đã qua sử dụng phải bỏ đi, nhưng bằng sự khéo léo, sáng tạo của mình, các cô giáo mầm non đã làm nên những sản phẩm “vừa chơi, vừa học” ngộ nghĩnh, đáng yêu và đẹp mắt kích thích sự tò mò, thích thú cho học sinh lứa tuổi mầm non.

Nhìn thấy các con thích thú với sản phẩm mà mình làm nên đó cũng là niềm vui để các cô có thêm nhiều sáng tạo phục vụ công tác giảng dạy.

“Đồ chơi, đồ dùng học tập của các cô tự làm sẽ tiết kiệm được chi phí, rẻ hơn nhiều so với mua ngoài thị trường. Được sáng tạo đồ dùng trong giảng dạy giúp mình càng thêm yêu nghề, yêu trẻ, gắn bó với công việc mình lựa chọn”, cô Nguyễn Thị Oanh chia sẻ.

Sáng tạo, khéo léo như cô giáo mầm non

Cô Lê Thị Phương, Hiệu trưởng Trường Mầm non Đông Thọ A cho biết: Nhà trường hiện có 380 học sinh và 35 cán bộ, giáo viên. Để khuyến khích sự sáng tạo, khéo léo và nâng cao chất lượng chuyên môn, đáp ứng nhu cầu trong công tác giảng dạy của giáo viên, hàng năm nhà trường tổ chức thi giáo viên giỏi và thi đồ chơi cấp trường, từ đó tuyển chọn giáo viên dự thi giáo viên dạy giỏi cấp thành phố.

Việc tạo đồ dùng, đồ chơi phục vụ hoạt động giảng dạy không chỉ thể hiện sự khéo léo, sáng tạo, qua đó còn góp phần để mỗi giáo viên thêm gắn bó, yêu nghề mến trẻ.

Sáng tạo, khéo léo như cô giáo mầm non

Sáng tạo, khéo léo như cô giáo mầm non

Học sinh Trường Mầm non thị trấn Kim Tân, huyện Thạch Thành chơi các trò chơi từ đồ dùng do các cô giáo sáng tạo nên.

Còn cô Bùi Thị Duyên, giáo viên Trường Mầm non thị trấn Kim Tân, huyện Thạch Thành đã có gần 15 năm gắn bó với nghề, chia sẻ: Để làm nên những bộ đồ chơi cho các con học tập, cô thường tranh thủ lúc các con ngủ trưa hoặc buổi tối đem về nhà làm. Đặc biệt, vào những giờ học cô cũng sẽ cho các con cùng tham gia làm những đồ dùng đơn giản nhằm kích thích sự sáng tạo, khéo léo của các con.

Sáng tạo, khéo léo như cô giáo mầm non

Sáng tạo, khéo léo như cô giáo mầm non

Đồ dùng, đồ chơi do các cô giáo Trường Mầm non Pù Nhi, huyện Mường Lát sáng tạo nên.

Không chỉ phục vụ trong giảng dạy ở lớp học, các cô giáo mầm non cũng thể hiện sự khéo léo, sáng tạo của mình trong dịp thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp huyện, thành phố và cấp tỉnh. Hàng năm có nhiều sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên mầm non đã được các cấp ghi nhận.

Sáng tạo, khéo léo như cô giáo mầm non

Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh bậc mầm non năm học 2020 - 2021 không chỉ là dịp để giáo viên trao đổi kinh nghiệm về chuyên môn, nghiệp vụ, mà còn là cơ hội để Sở GD&ĐT đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên, từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên mầm non trên địa bàn tỉnh.

Vừa qua Sở GD&ĐT Thanh Hóa đã tổ chức Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh bậc mầm non năm học 2020 - 2021, có 260 giáo viên mầm non tiêu biểu trên địa bàn tỉnh tham gia.

Theo đánh giá của Ban tổ chức, trải qua 2 vòng thi gồm thi thực hành và thuyết trình một biện pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, các giáo viên dự thi đã thể hiện xuất sắc tài năng sư phạm, giỏi về chuyên môn, sáng tạo và đam mê nghề nghiệp.

Hội thi không chỉ là dịp để giáo viên trao đổi kinh nghiệm chuyên môn, nghiệp vụ, còn là cơ hội để Sở GD&ĐT đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên, từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên mầm non trên địa bàn tỉnh.

Qua Hội thi, Sở GD&ĐT đã trao bằng công nhận và cấp giấy chứng nhận đạt giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh bậc mầm non cho 253 giáo viên; khen thưởng cho 26 giáo viên có thành tích xuất sắc trong tham Hội thi.

Ngọc Huấn


Ngọc Huấn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]