(vhds.baothanhhoa.vn) - Trải qua thời gian dài đối phó với đại dịch COVID-19, hầu hết chúng ta đã quen với khái niệm “học và thi trực tuyến”. Từ những bỡ ngỡ ban đầu của học sinh, sinh viên, người học và những băn khoăn của phụ huynh đối với con em về chất lượng và hiệu quả của việc học và thi trực tuyến, đến nay, khi mà hầu hết các địa phương đã thiết lập “trạng thái bình thường mới” thì nhiều người lại quan tâm tới vấn đề học trực tuyến hay học tập truyền thống?

Sự học thời COVID-19

Trải qua thời gian dài đối phó với đại dịch COVID-19, hầu hết chúng ta đã quen với khái niệm “học và thi trực tuyến”. Từ những bỡ ngỡ ban đầu của học sinh, sinh viên, người học và những băn khoăn của phụ huynh đối với con em về chất lượng và hiệu quả của việc học và thi trực tuyến, đến nay, khi mà hầu hết các địa phương đã thiết lập “trạng thái bình thường mới” thì nhiều người lại quan tâm tới vấn đề học trực tuyến hay học tập truyền thống?

Sự học thời COVID-19

Học online vẫn chưa thể nào thay thế cho việc học tập truyền thống. (Ảnh minh họa).

Mặc dù chúng ta đã quen với khái niệm trực tuyến, thấy được những lợi thế mà công nghệ mang lại. Tuy nhiên vẫn còn đó nhiều thách thức mà chính người trong cuộc là giáo viên, học sinh, sinh viên người học tập trực tuyến cũng nhận ra.

Học truyền thống là chúng ta phải tập trung tại trường, lớp với không gian, thời gian cụ thể, tiết học cụ thể, nội dung cụ thể, giao tiếp đa dạng, là môi trường không thể thay thế, học tập dưới sự quản lý trực tiếp của nhà trường….

Còn học tập trực tuyến được đánh giá khá cao là thuận tiện cả cho giáo viên và người học đó là giảm chi phí, thời gian và hoạt động dạy và học không áp lực. Bạn chỉ cần chiếc máy tính hay điện thoại thông minh cùng các phụ kiện nghe nhìn có kết nói internet là có thể tham gia học tập, kiểm tra, thi cử trực tuyến bất cứ bạn đang ở nhà hay đang ở đâu.

Những thuận lợi như không phải tập trung đến trường học, không phải chi phí xăng xe, nhà trọ, không phải ngại ngùng khi tương tác khi đang ốm đau nằm một chỗ cũng có thể học tập, học xong có thể có luôn file giáo trình giảng của giáo viên... Và việc làm bài kiểm tra, thi cử cũng thực hiện một cách đơn giản và thuận tiện, chỉ cần đăng nhập hệ thống vào tài khoản cá nhân để nhận đề thi, làm xong bài thi thì chụp hình lại và tải hình ảnh bài thi gửi nộp qua đường truyền internet trong hệ thống, giáo viên xác nhận đã nhận được bài thi là xong.

Tuy nhiên, những bất cập của học tập trực tuyến đó là vấn đề về đường truyền mạng internet và gian lận trong học và thi cử.

Nhiều học sinh chỉ đăng nhập tài khoản rồi tắt mic tắt camera sau đó đi làm việc riêng, rồi trên thiết bị học tập bật quá nhiều các ứng dụng khác như zaloo, facbook… khiến cho việc học bị phân tâm, hay đang học tập thì mạng nghẽn, thậm chí có người còn viện lý do mạng nghẽn để trốn tránh điểm danh hay trả lời câu hỏi trong giao tiếp trực tuyến…

Bên cạnh đó, người học sẽ không có cơ hội được học tập và trao đổi trực tiếp với bạn học; khó khăn cho người lớn tuổi, người không thành thạo công nghệ; rồi nhiều giáo viên cũng khó khăn trong nghiệp vụ về dạy trực tuyến; sự sáng tạo của học sinh cũng bị hạn chế...

Một loạt vấn đề về phát ngôn không đúng mực hay hình ảnh phản cảm xuất hiện trên thiết bị của lớp học online. Đấy là chưa nói đến vấn đề liên quan tới an ninh mạng và cả quyền sở hữu trí tuệ…

Vấn đề gian lận thi cử khi học tập trực tuyến là điều dễ xảy ra. Thậm chí có người từ lúc học cho đến khi thi cử để lấy kết quả học tập đều không phải là một người.

Vậy nên, dù chúng ta đang sống trong thời kỳ công nghệ số thì việc học online vẫn chưa thể nào thay thế cho việc học tập truyền thống. Chúng ta không thể phủ nhận được phương thức học trực tuyến là cách tuyệt vời và đặc biệt là trong thời buổi COVID-19 như hiện nay. Chính vì vậy cả hai phương pháp này đều cần phải được thực hiện song song và nếu có cơ hội học tập thì bạn nên học song song cả hai phương pháp này để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Hà Hiếu


Hà Hiếu

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]