(vhds.baothanhhoa.vn) - Mỗi dịp mùa hè đến cũng là thời điểm số vụ tai nạn thương tích, nhất là tai nạn đuối nước ở trẻ em gia tăng. Trước hàng loạt vụ tai nạn đuối nước xảy ra trong và ngoài tỉnh thời gian qua, Sở GD&ĐT Thanh Hóa đã chỉ đạo các nhà trường, các địa phương phối hợp, tăng cường công tác phòng chống đuối nước cho học sinh, sinh viên, đặc biệt là trong dịp hè.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tăng cường phòng chống đuối nước cho trẻ trong dịp hè

Mỗi dịp mùa hè đến cũng là thời điểm số vụ tai nạn thương tích, nhất là tai nạn đuối nước ở trẻ em gia tăng. Trước hàng loạt vụ tai nạn đuối nước xảy ra trong và ngoài tỉnh thời gian qua, Sở GD&ĐT Thanh Hóa đã chỉ đạo các nhà trường, các địa phương phối hợp, tăng cường công tác phòng chống đuối nước cho học sinh, sinh viên, đặc biệt là trong dịp hè.

Năm nay là năm thứ 3 ngành GD&ĐT TP Thanh Hóa phối hợp với Trung tâm Thể dục Thể thao thành phố tổ chức các lớp học bơi cho trẻ trong dịp hè. Trong đợt 1 (từ ngày 1/6 - 15/7), các lớp học bơi sẽ được mở tại 6 điểm trường với mô hình bể bơi thông minh. Đối với những trường chưa có điều kiện lắp đặt bể bơi thông minh, ban tổ chức sẽ phối hợp với các điểm kinh doanh bể bơi cố định tổ chức các lớp học bơi. Đợt 2 của chương trình sẽ kéo dài từ ngày 16/7 đến 30/8 tại 6 điểm trường khác trên địa bàn. Mục tiêu là sau dịp hè, có khoảng 4.000 học sinh được hướng dẫn về các kỹ năng bơi lội, kỹ năng chống đuối nước

Ông Tạ Hồng Lựu - Trưởng phòng GD&ĐT TP Thanh Hóa cho biết: Mùa hè năm ngoái chúng tôi tổng kết có đến vài nghìn cháu tham gia khóa học bơi này và sau tham gia các cháu đều có kỹ năng bơi lội tương đối tốt. Năm nay, chương trình lại tiếp tục được triển khai và đã bắt đầu lắp đặt ở một số trường 6 bể bơi rồi. Và từ nay đến tháng 7, chúng tôi sẽ lắp thêm 6 bể bơi nữa, phấn đấu ngày càng có nhiều trẻ em được đào tạo các kỹ năng bơi lội, kỹ năng xử lý khi có tình huống bất ngờ xảy ra.

Tại huyện Nông Cống, hơn 300 học sinh lứa tuổi từ 9 - dưới 15 tuổi thuộc 3 xã, thị trấn gồm: Thị trấn Nông Cống, Trung Chính, Vạn Thiện sẽ được tham gia các lớp học bơi miễn phí theo Dự án “Hỗ trợ triển khai các can thiệp hiệu quả và bền vững để phòng, chống đuối nước trẻ em tại Việt Nam”.

Bể bơi hiện đại được đầu tư xây dựng tại Trường THPT Nông Cống (huyện Nông Cống).

Ông Lại Duy Tuấn - Phó Trưởng phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Nông Cống cho biết: Huyện luôn quan tâm, tạo điều kiện để mọi trẻ em có một mùa hè an toàn, lành mạnh và ý nghĩa; tổ chức tốt việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc quản lý, giám sát, hướng dẫn trẻ em vui chơi an toàn, lành mạnh, bổ ích và phòng chống đuối nước, tai nạn, thương tích trẻ em trong dịp hè.

Đây là năm đầu tiên Trường THPT Nông Cống (huyện Nông Cống) mở lớp học bơi trong dịp hè cho học sinh.

Ông Lê Hữu Nghị - Chủ tịch Hội đồng quản trị nhà trường cho biết: Với mong muốn 100% học sinh nhà trường cũng như trẻ em trên địa bàn đều cơ bản biết bơi lội và biết xử lý khi xảy ra tai nạn đuối nước, chúng tôi tổ chức lớp học bơi tại trường nhằm mục tiêu phòng tránh, giảm thiểu nguy cơ đuối nước cho học sinh, đồng thời đây cũng là sân chơi bổ ích, an toàn giúp các em vui chơi trong những ngày hè.

Trường THPT Nông Cống vừa đầu tư xây dựng trẻ bơi có mái che trong khuôn viên nhà trường. Đây là một bể bơi hiện đại có chiều dài 25m, rộng 14m, sâu 1,9 và 1,2m với 5 dòng bơi. Nhà trường có giáo viên thể dục đã được cấp chứng chỉ dạy bơi để dạy và hướng dẫn các em học bơi.

Tuy nhiên, ở các khu vực nông thôn và miền núi, việc triển khai phòng chống đuối nước cho trẻ vẫn gặp nhiều khó khăn. Trong năm học, kỹ năng về phòng chống đuối nước mà các học sinh được trang bị mới chỉ dừng lại ở những bài học lý thuyết...

Bà Ngô Thị Toán - Hiệu trưởng Trường THCS Vĩnh Ninh (huyện Vĩnh Lộc) cho biết: Qua môn thể dục của nhà trường mới chỉ giáo dục được lý thuyết về kỹ năng bơi lội. Nhưng mà về thực hành thì các em chưa được thực hành do nhà trường không có bể bơi.

Thiếu cơ sở vật chất, thiếu kinh phí tổ chức và người hướng dẫn... là những khó khăn chung khi triển khai phòng chống đuối nước cho trẻ. Bà Vũ Thị Thanh Vân - Trưởng phòng GD&ĐT Tĩnh Gia (huyện Tĩnh Gia) cho biết: Điều kiện kinh tế và thu nhập của nhân dân trong vùng cũng còn rất là khó khăn nên việc đầu tư kinh phí cho con đi học bơi không phải phụ huynh nào cũng đáp ứng được. Đại đa số phụ huynh chưa cho đó là nhu cầu bức thiết hiện nay. Thêm vào đó, các nhà trường cũng chưa có đủ các điều kiện để dạy bơi cho học sinh tại trường.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc dạy bơi cho học sinh chưa được triển khai ở các vùng nông thôn, miền núi. Tuy nhiên, một trong những nguyên nhân cần được thay đổi tư duy là do sự chủ quan, lơ là, chưa thật sự coi trọng và nhìn thấy được sự quan trọng của việc dạy bơi, dạy kỹ năng xử lý khi có tai nạn đuối nước xảy ra đã dẫn đến những hậu quả đau lòng mà con trẻ phải gánh chịu.

Hạ Lan


Hạ Lan

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]