(vhds.baothanhhoa.vn) - Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019 sẽ diễn ra từ ngày 24-27/6. Kỳ thi gồm 5 bài thi, trong đó có 3 bài thi bắt buộc là Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ. Thí sinh được chọn một trong hai, hoặc cả hai bài thi tổ hợp là Khoa học Tự nhiên (gồm các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học) và Khoa học Xã hội (gồm các môn Lịch sử, Địa lý, Giáo dục Công dân).

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tích cực chuẩn bị cho Kỳ thi THPT Quốc gia 2019

Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019 sẽ diễn ra từ ngày 24-27/6. Kỳ thi gồm 5 bài thi, trong đó có 3 bài thi bắt buộc là Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ. Thí sinh được chọn một trong hai, hoặc cả hai bài thi tổ hợp là Khoa học Tự nhiên (gồm các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học) và Khoa học Xã hội (gồm các môn Lịch sử, Địa lý, Giáo dục Công dân).

Hoạt động tư vấn hướng nghiệp được đẩy mạnh trong các nhà trường THPT.

Tăng tỷ lệ điểm thi, tăng nguy cơ học sinh trượt tốt nghiệp?

Đến thời điểm này, học sinh tỉnh Thanh Hóa cũng đang nỗ lực hoàn thành nốt những môn học cuối cùng trong chương trình lớp 12 theo đúng kế hoạch và phù hợp với hướng dẫn Khung kế hoạch thời gian năm học để chuẩn bị bước vào ôn thi THPT Quốc gia. Sở GD&ĐT Thanh Hóa đã chỉ đạo các nhà trường đổi mới phương pháp giảng dạy, kiểm tra, ôn luyện cho học sinh phù hợp với phương án thi mới; yêu cầu các trường THPT, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên trong toàn tỉnh tổ chức tốt công tác hướng nghiệp, cập nhật thông tin, tuyên truyền đến học sinh và phụ huynh những nội dung được điều chỉnh.

Điểm mới đáng lưu ý trong quy chế thi năm nay là việc xét tốt nghiệp THPT có sự điều chỉnh tỉ lệ điểm bài thi và điểm trung bình cả năm học lớp 12 để đảm bảo đúng tính chất của kỳ thi THPT Quốc gia theo tỉ lệ 70% điểm bài thi, 30% điểm học bạ. Chủ trương ra đề thi của Bộ GD&ĐT năm nay cũng có sự thay đổi với nội dung câu hỏi chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12, bảo đảm cơ bản để xét tốt nghiệp và có độ phân hóa phù hợp để các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp làm cơ sở tuyển sinh.

Thầy giáo Trịnh Văn Hưng - Phó hiệu trưởng Trường THPT Hậu Lộc 4 cho biết: Để thuận lợi cho công tác ôn thi, nhà trường đã phân học sinh theo đối tượng, đối với học sinh khá giỏi sẽ tăng cường ôn luyện kiến thức nâng cao còn đối với học sinh yếu kém sẽ tăng cường phụ đạo, luyện bài cơ bản để tránh điểm liệt, tránh nguy cơ trượt tốt nghiệp. Bởi với tỷ lệ 70% điểm bài thi, 30% điểm học bạ, nếu đề phân hóa không tốt thì tỷ lệ học sinh trượt tốt nghiệp sẽ khá cao.

Nhiều ý kiến cũng cho rằng để các trường ĐH, CĐ đánh giá và lựa chọn đúng thí sinh thì yêu cầu điểm học bạ phải chính xác, không nên có chuyện “nương tay điểm học bạ” để đảm bảo tính khách quan.

Tăng cường phụ đạo học sinh yếu kém

Tại Trường THPT Lương Đắc Bằng (Hoằng Hóa), nhà trường đã tổ chức hội nghị 4 bên (gồm Ban giám hiệu, thầy cô giáo, phụ huynh và học sinh) đối với học sinh yếu kém, có nguy cơ trượt tốt nghiệp để làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm, đồng thời kịp thời động viên, nhắc nhở, các em chuyên tâm học tập. Đối với những học sinh này, nhà trường cũng đề nghị gia đình tăng cường kiểm tra, tạo điều kiện để các em có thời gian và động lực ôn thi tốt.

Không chỉ gặp mặt “tay tư”, Trường THPT Hoàng Lệ Kha (Hà Trung) vừa kết hợp ôn tập cho học sinh khối 12 toàn trường, vừa tổ chức phụ đạo cho học sinh yếu kém. Nhà trường có 12 thầy cô giáo tình nguyện phụ đạo không thu tiền học phí đối với những học sinh yếu kém.

Cô giáo Đặng Thị Hiền, Phó hiệu trưởng Trường THPT Hoàng Lệ Kha cho biết: Bên cạnh việc ưu tiên phân công đội ngũ giáo viên giảng dạy khối 12 thì nhà trường cũng tăng cường việc tuyên truyền tới phụ huynh và học sinh những điểm mới trong quy chế thi, đồng thời đẩy mạnh công tác hướng nghiệp cho các em bằng nhiều hình thức như lồng ghép vào các buổi chào cờ, sinh hoạt lớp, các hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp và một số môn học...

Đẩy mạnh tư vấn hướng nghiệp, phân luồng học sinh

Theo xu hướng hiện nay, thi đỗ đại học không còn là mục tiêu duy nhất. Các trường THPT đều căn cứ vào lực học và thực tế nhu cầu nhân lực để tư vấn cho các em lựa chọn học đại học hay đi học nghề.

Trước tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ” như hiện nay, công tác tư vấn, hướng nghiệp cho học sinh THPT là vấn đề cốt lõi giúp các em có nhận thức đúng trong việc chọn ngành học và nghề nghiệp tương lai. Từ đó, giúp nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng tốt nhu cầu của xã hội.

Thầy giáo Trần Văn Thành - Hiệu trưởng Trường THPT Nông Cống 2 (Nông Cống) cho biết: Hiện nay, học sinh quan tâm nhiều đến xu hướng du học theo hình thức vừa học vừa làm tại Nhật Bản, Hàn Quốc... Nhà trường cũng đã đẩy mạnh tư vấn hướng nghiệp, phối hợp với các trường đại học, các trung tâm tổ chức tư vấn hướng nghiệp cho học sinh, cung cấp cho các em những thông tin mới nhất về xu hướng ngành nghề trong tương lai, sự thay đổi trong nhận thức về việc làm... để từ đó giúp các em có cái nhìn bao quát hơn và có kiến thức để lựa chọn ngành nghề phù hợp với bản thân.

Linh Hương


Linh Hương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]