(vhds.baothanhhoa.vn) - Năm học 2018 - 2019 là năm học thứ 6 kể từ khi Trường THCS và THPT Nghi Sơn ra đời. Tọa lạc trên vùng đất Hải Thượng, nằm giữa vùng kinh tế đang phát triển nhanh và mạnh mẽ của tỉnh cũng như cả nước, ngôi trường dù còn non trẻ song đã đặt những bước chân đầu tiên vững chắc, đóng góp vào sự nghiệp trồng người.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Trường THCS và THPT Nghi Sơn bứt phá trên vùng kinh tế

Năm học 2018 - 2019 là năm học thứ 6 kể từ khi Trường THCS và THPT Nghi Sơn ra đời. Tọa lạc trên vùng đất Hải Thượng, nằm giữa vùng kinh tế đang phát triển nhanh và mạnh mẽ của tỉnh cũng như cả nước, ngôi trường dù còn non trẻ song đã đặt những bước chân đầu tiên vững chắc, đóng góp vào sự nghiệp trồng người.

Nhà trường trao thưởng cho các học sinh đạt thành tích trong năm học 2017- 2018.

Sau khi Dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn đi vào triển khai, nhằm tạo thuận lợi cao nhất cho con em các xã Hải Thượng, Hải Hà, Hải Yến, Nghi Sơn, ngày 11/03/2013 Sở GD&ĐT tỉnh Thanh Hóa đã công bố quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh về việc thành lập trường THCS và THPT Nghi Sơn. Theo đó Trường THCS Hải Thượng được sáp nhập với một bộ phận trường THPT Tĩnh Gia III để lập thành Trường THCS và THPT Nghi Sơn. Ngôi trường mới được đặt trên địa phận xã Hải Thượng, hiện là nơi phục vụ nhu cầu học tập của 1.358 học sinh địa phương thuộc cả 2 cấp học. So với năm học đầu tiên khi trường mới đi vào họat động, con số này cao hơn gần 300 học sinh. Không chỉ đạt chỉ tiêu được giao về số lượng, chất lượng dạy và học suốt hơn 5 năm qua cũng có nhiều thành tích đáng ghi nhận.

Theo chân cô Nguyễn Minh Nguyệt - Hiệu trưởng nhà trường đi thăm các khu phòng học, phòng chức năng, được biết với số lượng học sinh đông, hiện trường THCS và THPT Nghi Sơn đang tổ chức học 2 ca/ngày. Chính từ đặc thù tích hợp cả 2 cấp học, tính chất hoạt động của nhà trường cũng có nhiều điểm riêng biệt. Khó khăn hiện nay mà đơn vị gặp phải chính là số phòng học không đủ đáp ứng nhu cầu thực tế. Năm học 2018 - 2019, nhà trường được giao 35 lớp nhưng chỉ có 18 phòng học kiên cố, nếu để tổ chức học 1 ca/ngày thì thiếu 17 phòng học. Ngoài ra, phòng học dành cho hoạt động phụ đạo, bồi dưỡng học sinh và một số hoạt động giáo dục khác cũng chưa được đáp ứng.

Cô Nguyễn Minh Nguyệt (áo dài tím ở giữa) và các cán bộ, giáo viên được khen thưởng tại Hội nghị CBCC,VC năm học 2017- 2018.

Song với sự nỗ lực khắc phục khó khăn, được sự quan tâm của địa phương và ngành giáo dục, những năm qua kết quả dạy và học của nhà trường không vì thế mà ảnh hưởng. Bên cạnh việc duy trì, nâng cao chất lượng giáo dục đại trà thì chất lượng giáo dục mũi nhọn được đặc biệt quan tâm. Trong các kỳ thi học sinh giỏi các cấp, Trường THCS và THPT Nghi Sơn có 70 giải, trong đó bao gồm 17 giải cấp tỉnh, 52 giải cấp huyện. Đặc biệt, có 1 học sinh là em Lê Công Hải Quân đạt HCB trong Kỳ thi tìm kiếm tài năng toán học trẻ Việt Nam năm 2018. Đây cũng là học sinh tiêu biểu được xếp thứ 4 trong đoàn 12 học sinh của cả nước dự thi quốc tế tại Singapore. Chỉ trong 5 năm, vị trí của nhà trường từ điểm xuất phát đã không ngừng tăng trên các bảng xếp hạng. Cụ thể, từ năm học 2016 - 2017 đến 2017 - 2018, kết quả thi học sinh giỏi cấp tỉnh bậc học THPT tăng 13 bậc từ 84 lên 71/106 trường; kết quả thi học sinh giỏi cấp huyện bậc học THCS tăng 12 bậc từ thứ 16 lên thứ 4/35 trường.

Trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ ngành giao, nhà trường luôn chú trọng đến công tác hội nhập quốc tế. Việc áp dụng có hiệu quả phương pháp giảng dạy tiên tiến của các nước có nền giáo dục hiện đại dù chưa mang tính đại trà nhưng cũng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Bên cạnh đó, trường cũng đang nghiên cứu, bước đầu liên kết với các tổ chức, cá nhân nước ngoài để nâng cao chất lượng dạy và học môn tiếng Anh và giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường.

Góp phần vào những thành tích trên và đặt nền móng ban đầu cho hoạt động của nhà trường, những năm qua Ban giám hiệu Nhà trường đã đề ra và thực hiện nhiều biện pháp nhằm chuẩn hóa đội ngũ nguồn nhân lực. Tính đến 5/2018, trường có tổng số 72 cán bộ, giáo viên, nhân viên trong đó CBGV bậc học THPT 31 thầy, cô, CNGV bậc học THCS 32 thầy, cô. Đội ngũ CBGV đạt chuẩn chiếm 46%, trên chuẩn 54%. Nhà trường luôn tạo điều kiện để CBGV tiếp tục học tập, trau dồi kiến thức chuyên môn đồng thời tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng trong đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh từ đó nâng cao nhận thức và hành động trong thực hiện nhiệm vụ được giao.

Lễ khai giảng 2018- 2019.jpgQuang cảnh nhà trường.

Đối với công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, nhà trường tiếp tục huy động các nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị giáo dục; nâng cao chất lượng công tác kiểm tra chất lượng dạy học. Đổi mới toàn diện từ hình thức, phương pháp, kỹ thuật dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh đến đổi mới cơ chế quản lý chuyên môn, sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn. Song trao đổi với phóng viên, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết: Với số lớp, số học sinh tăng nhanh trong khi diện tích nhà trường hiện nay quá hẹp, không đạt tiêu chí diện tích trường chuẩn quốc gia; mặt khác khu dân cư nơi đặt địa điểm trường còn có biến động nên công tác xây dựng trường chuẩn đến nay vẫn là bài toán khó.

Trong những năm học tiếp theo, dưới sự định hướng của Đảng bộ nhà trường với 48 đảng viên do đồng chí Nguyễn Minh Nguyệt làm Bí thư Đảng bộ, sự cộng lực từ 72 CBGV, nhân viên, ngôi trường “trẻ tuổi” hứa hẹn sẽ còn nhiều bứt phá.

Mai Phương


Mai Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]