(vhds.baothanhhoa.vn) - Về thăm Trường THPT Dân tộc Nội trú Ngọc Lặc những ngày giáp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 chứng kiến cơ sở hạ tầng xây dựng khang trang, không khí học tập hăng say, ngắm những vườn rau xanh mướt do chính học sinh nhà trường trồng, chăm sóc chúng tôi cảm thấy niềm vui như được nhân đôi. Vượt qua những khó khăn, thử thách của ngôi trường mới được thành lập, thầy và trò nhà trường đã và đang nỗ lực nâng cao chất lượng dạy và học, cũng như rèn luyện kỹ năng sống, truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Trường THPT DTNT Ngọc Lặc: Gắn dạy học với rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh

Về thăm Trường THPT Dân tộc Nội trú Ngọc Lặc những ngày giáp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 chứng kiến cơ sở hạ tầng xây dựng khang trang, không khí học tập hăng say, ngắm những vườn rau xanh mướt do chính học sinh nhà trường trồng, chăm sóc chúng tôi cảm thấy niềm vui như được nhân đôi. Vượt qua những khó khăn, thử thách của ngôi trường mới được thành lập, thầy và trò nhà trường đã và đang nỗ lực nâng cao chất lượng dạy và học, cũng như rèn luyện kỹ năng sống, truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh.

Khu trồng rau, quả của Trường THPT Dân tộc Nội trú Ngọc Lặc không chỉ cung cấp nguồn rau sạch cho bữa ăn mà còn góp phần rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh.

Là cơ sở giáo dục dành cho con em đồng bào dân tộc thiểu số, Trường THPT Dân tộc Nội trú Ngọc Lặc thường xuyên tổ chức các hoạt động giáo dục về pháp luật, giáo dục truyền thống văn hóa, đạo đức lối sống, kỹ năng sống cho học sinh; xây dựng kế hoạch và tổ chức nhiều hoạt động mang tính giáo dục như giáo dục bình đẳng giới, chuyên đề giáo dục giới tính, an toàn giao thông. Đáng chú ý nhất là các hoạt động ngoài giờ học như: Trồng rau, sinh hoạt văn nghệ, thể dục thể thao... đã tạo sân chơi bổ ích, lành mạnh giúp học sinh rèn luyện kỹ năng sống.

Bên cạnh đó, nhà trường đặc biệt chú trọng tới công tác giáo dụcgiá trị văn hóa truyền thống dân tộc cho các em học sinh. Ngoài việc giảng dạy, học tập theo chương trình chính khóa, nhà trường còn lồng ghép các chương trình giáo dục địa phương vào từng môn học. Đó là truyền dạy cho học sinh về kiến trúc nhà cửa, trang phục, ẩm thực truyền thống dân tộc Mường, Thái; văn hóa phi vật thể, truyền dạy những điệu dân ca, trò chơi dân gian, nhạc cụ dân tộc... Nội dung chương trình giáo dục kỹ năng sống, gìn giữ nét văn hóa dân tộc được thực hiện thường xuyên theo hình thức tích hợp qua các môn học: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân; tổ chức chương trình giáo dục ngoài giờ lên lớp với nhiều hình thức đa dạng như: Sân khấu hóa, tham quan, tìm hiểu thực tế tại các điểm có nét văn hóa, di tích lịch sử...

Ngoài ra, nhà trường còn đặc biệt chú trọng tới phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, thực hiện tốt 5 yêu cầu và 5 nội dung của phong trào, tạo nên môi trường sư phạm thân thiện, cảnh quan môi trường luôn an toàn, xanh, sạch, đẹp, giúp học sinh dân tộc nội trú an tâm, tích cực trong sinh hoạt, học tập và rèn luyện tại trường. Nhà trường cònquan tâm chăm lo đến việc ăn ở, sinh hoạt nội trú của học sinh hàng ngày. Tổ chức bữa ăn đảm bảo định lượng, dinh dưỡng, thường xuyên cải thiện bữa ăn, đề phòng dịch bệnh và ngộ độc thực phẩm... Với những giải pháp tích cực, chất lượng dạy và học của nhà trường đã đạt được những kết quả tích cực, năm học 2018 - 2019, số học sinh đạt học lực giỏi chiếm 8,6%,tỷ lệ học sinh khá82,7%...

Chia sẻ về phương hướng của trường trong năm học 2019 - 2020 và những năm tiếp theo, cô giáo Hà Thu Dung - Trường THPT Dân tộc Nội trú Ngọc Lặc cho biết: Nhà trường tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua trong ngành giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường; tăng cường rèn luyện nhân cách và kỹ năng sống cho học sinh, phấn đấu đạt mục tiêu dạy cho học sinh: Học để biết, học để làm người, học để hoà nhập và chung sống, phấn đấu không để học sinh dân tộc thiểu số thiếu kiến thức văn hóa, thiếu hiểu biết, thiếu nhận thức khi ra trường. Nâng cao chất lượng văn hóa, tăng số lượng và chất lượng thi học sinh giỏi cấp tỉnh. Tích cực tổ chức các hoạt động định hướng nghề nghiệp cho học sinh, góp phần giúp các em xác định đúng năng lực và có sự lựa chọn đúng đắn sau khi tốt nghiệp THPT. Đồng thời tiếp tục đầu tư cơ sở vật vật chất phục vụ điều kiện giảng dạy của giáo viên và học tập, quản lý, nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe cho học sinh trong trường ngày càng tốt hơn.

Xuân Cường


Xuân Cường

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]