(vhds.baothanhhoa.vn) - Ông Lê Xuân Lan (1916 - 1983) quê quán tại thôn Đông Thành, xã Hoằng Tiến, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa). Trước Cách mạng Tháng Tám ông là nhà giáo nhiều tâm huyết với nhiều thế hệ trẻ. Sau ông đã được giác ngộ cách mạng tham gia hoạt động Việt Minh thời kỳ tiền khởi nghĩa. Cách mạng thành công, ông được bầu giữ chức Chủ tịch UB lâm thời nhân dân cách mạng Tổng ngọc Chuế (nay là 8 xã miền biển Hoằng Hóa) và nay được bầu là Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBKCHC huyện Hoằng Hóa. Hòa bình lập lại, ông được cử làm Trưởng phòng Thông tin trực thuộc UBHC tỉnh Thanh Hóa. Cuộc đời và sự nghiệp của ông đã để lại nhiều bài học quý về sự tôi luyện trở thành một nhà giáo chân chính, một cán bộ cách mạng gương mẫu, trung kiên tận tụy, có năng lực với tấm lòng trong sáng tất cả vì Đảng, vì dân... Với ý nghĩa đó, tháng 8/2010 Chủ tịch UBND huyện Hoằng Hóa đã ký quyết định đổi tên Trường Tiểu học Hoằng Tiến mang tên Trường Tiểu học Lê Xuân Lan.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tự hào ngôi trường mang tên nhà giáo Lê Xuân Lan

Ông Lê Xuân Lan (1916 - 1983) quê quán tại thôn Đông Thành, xã Hoằng Tiến, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa). Trước Cách mạng Tháng Tám ông là nhà giáo nhiều tâm huyết với nhiều thế hệ trẻ. Sau ông đã được giác ngộ cách mạng tham gia hoạt động Việt Minh thời kỳ tiền khởi nghĩa. Cách mạng thành công, ông được bầu giữ chức Chủ tịch UB lâm thời nhân dân cách mạng Tổng ngọc Chuế (nay là 8 xã miền biển Hoằng Hóa) và nay được bầu là Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBKCHC huyện Hoằng Hóa. Hòa bình lập lại, ông được cử làm Trưởng phòng Thông tin trực thuộc UBHC tỉnh Thanh Hóa. Cuộc đời và sự nghiệp của ông đã để lại nhiều bài học quý về sự tôi luyện trở thành một nhà giáo chân chính, một cán bộ cách mạng gương mẫu, trung kiên tận tụy, có năng lực với tấm lòng trong sáng tất cả vì Đảng, vì dân... Với ý nghĩa đó, tháng 8/2010 Chủ tịch UBND huyện Hoằng Hóa đã ký quyết định đổi tên Trường Tiểu học Hoằng Tiến mang tên Trường Tiểu học Lê Xuân Lan.

Chân dung cố nhà giáo Lê Xuân Lan.

Sau 10 năm, Trường Tiểu học Hoằng Tiến mang tên cố nhà giáo Lê Xuân Lan đã có nhiều đổi mới. Nhà trường đã thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 29 “về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế". Các phong trào thi đua của ngành liên tục được phát động và có sức lan tỏa mạnh mẽ. Vì thế, trường đã trở thành điểm sáng trong phong trào thi đua "Dạy tốt - học tốt" của ngành. Đội ngũ giáo viên không ngừng lớn mạnh, với 100% giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn, nhiều giáo viên đạt danh hiệu học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp huyện, lao động tiên tiến, xuất sắc. Chất lượng giáo dục toàn diện, giáo dục mũi nhọn được nâng lên. Từ năm 2010 đến 2019 học sinh giỏi của trường tăng từ 17,1% lên 28,6%, học sinh hoàn thành từ 32,7% lên 42,5%. Riêng năm học 2018 - 2019, trường có 16 lớp và 504 học sinh, cuối năm có 292 em được khen thưởng, đạt 58%...

Bên cạnh đó, cơ sở vật chất của nhà trường liên tục được đầu tư xây dựng đã tạo nên 1 dấu ấn ngôi trường khang trang, hiện đại phục vụ tốt việc giảng dạy và học tập của nhà trường. Đặc biệt sự lớn mạnh của nhà trường có sự đóng góp không nhỏ của địa phương, nhất là các gia đình hậu duệ nhà giáo Lê Xuân Lan. Từ năm 2009 - 2010 đã ủng hộ trên 1 tỷ đồng xây mới 1 phòng tin học, lắp đặt 17 bộ máy vi tính và các máy chiếu, bổ sung 2.000 đầu sách cho thư viện, 500 bộ đồng phục cho học sinh.

Cơ sở vật chất nhà trường được xây dựng tạo điều kiện tốt nhất cho con em học tập.

Học sinh đang học tin học. (Ảnh: Mai Dung)

Năm 2014 - 2020 gia đình TS Lê Xuân Thảo, Lê Bích Thắng tiếp tục tài trợ làm cổng trường, sân trường, sửa chữa, bổ sung máy tính với số tiền hơn 1,2 tỷ đồng. Năm 2019, cùng với địa phương, sự ủng hộ của nhân dân và đóng góp của các gia đình hậu duệ nhà giáo, nhà trường đã xây dựng thêm 18 phòng cao tầng, bổ sung phòng truyền thống, phòng giáo dục âm nhạc, giáo dục mỹ thuật... Mỗi phòng được trang bị đầy đủ trang thiết bị đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục. Nhà trường đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 và được tặng cờ, bằng khen của Chính phủ, Bộ GD&ĐT, UBND tỉnh, huyện Hoằng Hóa...

Có thể nói sau 10 năm đổi tên trường, Trường Tiểu học Lê Xuân Lan đã ghi nhiều dấu ấn trong sự nghiệp trồng người. Đây là niềm vinh dự, tự hào của Đảng bộ và nhân dân trên địa bàn, động lực cho các thế hệ thầy, cô giáo, học sinh tiếp tục xây dựng trường vững mạnh toàn diện, xứng đáng với ngôi trường mang tên nhà giáo Lê Xuân Lan.

Thúy Hòa


Thúy Hòa

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]