(vhds.baothanhhoa.vn) - Sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) của người đứng trên bục giảng được đúc rút từ quá trình lao động sáng tạo, đổi mới trong tiết dạy. Nhưng làm thế nào để sáng kiến ấy được áp dụng, phát huy hiệu quả, trở thành tài sản trí tuệ không chỉ của một người mà là của tập thể, cộng đồng. Chia sẻ của người trong cuộc sẽ cho thấy rõ hơn về vấn đề này.

Từ sáng kiến kinh nghiệm đến... thực tiễn

Sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) của người đứng trên bục giảng được đúc rút từ quá trình lao động sáng tạo, đổi mới trong tiết dạy. Nhưng làm thế nào để sáng kiến ấy được áp dụng, phát huy hiệu quả, trở thành tài sản trí tuệ không chỉ của một người mà là của tập thể, cộng đồng. Chia sẻ của người trong cuộc sẽ cho thấy rõ hơn về vấn đề này.

Từ sáng kiến kinh nghiệm đến... thực tiễnThầy giáo Lê Mạnh Hùng, Trường THPT Hàm Rồng, người đã có SKKN đạt giải B cấp tỉnh với đề tài: “Xây dựng các mô hình Toán học”.

Đừng quá nặng nề về hình thức và lý thuyết

Năm học 2020 - 2021, thầy giáo Lê Mạnh Hùng, Tổ trưởng tổ chuyên môn Toán, Trường THPT Hàm Rồng (TP Thanh Hóa) đạt giải B cấp tỉnh với SKKN “Xây dựng các mô hình Toán học”. Xuất phát từ thực tế học sinh chuyển sang hình thức thi trắc nghiệm phải giải những bài toán hình học không gian cồng kềnh, mất thời gian, thầy Hùng nghĩ cần phải xây dựng những mô hình cơ bản với những bài tập phức tạp. Từ đó học sinh có thể áp dụng mà không cần vẽ hình vẫn tính được kết quả. Đây là ý tưởng để SKKN “Xây dựng các mô hình toán học” ra đời.

Thầy giáo Lê Mạnh Hùng cho rằng: “Tôi vẫn thường trao đổi với các đồng nghiệp trong tổ chuyên môn, viết SKKN đừng quá nặng nề về hình thức và lý thuyết,... Quan trọng SKKN phải là những cái thực tế nhất, thậm chí chỉ là một tiết dạy và khi “cải thiện” tiết dạy đó bằng lồng ghép các phương pháp dạy học tích cực để học sinh cảm thấy thích thú, hào hứng nhất thì đó là SKKN. Đặc biệt, sau khi đạt giải, SKKN của tôi đã được chia sẻ và nhân rộng để giáo viên trong trường trao đổi kinh nghiệm, học tập lẫn nhau, sáng tạo, đổi mới phương pháp dạy học. Nếu không được chia sẻ thì khó phát huy hiệu quả”.

Còn theo thầy giáo Lê Hồng Điệp, Tổ trưởng tổ Sinh học, Trường THPT chuyên Lam Sơn, thì một trong những điều kiện cơ bản để SKKN đạt giải có sức lan tỏa, phát huy giá trị đó là cần được công bố và phổ biến rộng rãi trên nhiều kênh thông tin, diễn đàn khác nhau. Ngay như SKKN với đề tài: “Hệ thống hóa lý thuyết, bài tập phần di truyền học quần thể và tiến hóa, nhằm nâng cao hiệu quả dạy học, ôn thi THPT quốc gia và học sinh giỏi các cấp” của thầy Điệp đã phát huy hiệu quả không chỉ ở trường THPT không chuyên mà còn phát huy hiệu quả ở các trường THPT chuyên. “Khi SKKN được công nhận, nhân rộng thì nó cũng không còn là tài sản của một người. Vì thế mà SKKN sẽ luôn hữu ích và có giá trị lâu dài”, thầy Điệp cho biết.

Tài sản trí tuệ của tập thể

SKKN trong lĩnh vực giáo dục là những tri thức, kỹ năng, kinh nghiệm mà nhà giáo có được từ quá trình lao động sáng tạo, dựa trên những so sánh, trải nghiệm trong công tác giảng dạy, quản lý. Khi làm SKKN đồng nghĩa thêm một lần nữa được rèn giũa tư duy khoa học, tư duy sáng tạo để từ đó khắc phục khó khăn, hạn chế, đem lại thành công cho cá nhân, nhà trường hay cao hơn nữa là cho toàn ngành giáo dục.

Từ sáng kiến kinh nghiệm đến... thực tiễnBuổi thực hành môn Sinh học của thầy giáo Lê Hồng Điệp, Trường THPT chuyên Lam Sơn với học sinh lớp 12.

Ở Trường THPT Hàm Rồng, mỗi năm học luôn có hàng chục SKKN được công nhận cấp ngành và có sáng kiến được công nhận cấp tỉnh. Phong trào viết SKKN được xây dựng ngay từ đầu mỗi năm học. Theo chia sẻ của cô giáo Nguyễn Bích Thủy, Phó hiệu trưởng nhà trường: “Khi giáo viên đăng ký tham gia đều phải thực hiện nghiêm túc mà ở đó phải có những tích lũy kiến thức, kinh nghiệm, sự sáng tạo chứ không phải là chép SKKN. Một sáng kiến hai người đọc góp ý rồi đưa ra tổ bàn luận, chỗ nào không thực tế sẽ điều chỉnh ngay cho phù hợp... Phải xác định, viết SKKN không phải vì thành tích cá nhân mà là viết để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học cho nhà trường”.

SKKN khi được đúc rút sẽ không chỉ là tài sản trí tuệ của một người mà là của tập thể, cộng đồng. Theo cô giáo Lại Thị Thu Hiền, Phó hiệu trưởng Trường THPT chuyên Lam Sơn: “Phong trào viết SKKN của giáo viên có nhiều khởi sắc khi các SKKN đạt giải đã được áp dụng không chỉ ở phạm vi nhà trường mà còn ở trường khác. Sự thành công ấy phải có trăn trở, tâm huyết, phải giải quyết được những vấn đề khó khăn, vướng mắc trong giảng dạy, giáo dục học sinh”.

Bài và ảnh: Vi An



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]