(vhds.baothanhhoa.vn) - Chỉ còn chưa đầy 2 tuần nữa, năm học mới 2020 - 2021 sẽ chính thức khai giảng. Vào thời điểm này, các địa phương đang tích cực đầu tư xây dựng, sửa chữa hệ thống cơ sở vật chất trường lớp, mua sắm trang thiết bị... nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho công tác dạy và học.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Xóa phòng tạm, mượn trước thềm năm học mới

Chỉ còn chưa đầy 2 tuần nữa, năm học mới 2020 - 2021 sẽ chính thức khai giảng. Vào thời điểm này, các địa phương đang tích cực đầu tư xây dựng, sửa chữa hệ thống cơ sở vật chất trường lớp, mua sắm trang thiết bị... nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho công tác dạy và học.

Những nỗ lực đáng khen ngợi

Theo thống kê từ Sở GD&ĐT Thanh Hóa, tính đến tháng 8/2020 toàn tỉnh có 22.771/26.024 phòng học kiên cố, đạt tỷ lệ 87,7%; 1.525 trường học được công nhận đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỷ lệ 72,69%. Toàn ngành đã hoàn thành chỉ tiêu giao về phòng học kiên cố, cao tầng, trường đạt chuẩn quốc gia trước thời gian quy định. Ngành cũng tiến hành rà soát, đánh giá thực trạng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện có. Đồng thời xây dựng kế hoạch tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cho các trường mầm non, phổ thông. Theo đó, tổng kinh phí tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học giai đoạn 2021 - 2025 là 5.949.823 triệu đồng, bao gồm xây dựng kiên cố hóa trường lớp học, bổ sung cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy học.

Phòng học tạm tại khu Phé, Trường Tiểu học Phú Sơn, Quan Hóa.

Là huyện vùng cao còn nhiều khó khăn của tỉnh, trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền, người dân huyện Lang Chánh luôn quan tâm đầu tư cho giáo dục. Năm học 2019 - 2020 huyện đã đầu tư xây dựng mới 11 điểm trường, sửa chữa 12 điểm trường, trong đó có 9 điểm trường lẻ thuộc bậc học mầm non, tiểu học, với tổng kinh phí là 29,6 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách huyện, tỉnh là 19 tỷ đồng, nguồn kinh phí do các doanh nghiệp, nhà hảo tâm ủng hộ là 5,6 tỷ đồng, các nguồn huy động hợp pháp khác 5 tỷ đồng.

Đã có 9 công trình khánh thành, đưa vào sử dụng, nâng số phòng học kiên cố đạt 74,5% với 33 trường gồm các cấp học mầm non đến THPT, bổ túc văn hóa...

Tính đến tháng 8/2020, bậc học mầm non của huyện Lang Chánh không còn phòng học mượn, học tạm. Một số trường được đầu tư, nâng cấp sửa chữa như điểm trường bản Xắng, Hằng (Trường Mầm non Yên Khương); xây mới 4 phòng học tại Trường Mầm non Lâm Phú...

Công tác giảm điểm lẻ, lớp ghép được huyện Quan Hóa đặc biệt quan tâm. Trong hơn 3 năm đã giảm được 24 điểm lẻ, thu hút lượng lớn học sinh về học học các điểm trường chính. Toàn huyện hiện còn 73 điểm lẻ (mầm non 38 điểm, tiểu học 35 điểm). Năm học 2019 - 2020, huyện Quan Hóa đã đầu tư xây mới, sửa chữa cơ sở vật chất tại một số trường: Tiểu học Trung Sơn, THCS Hiền Chung, Mầm non Thành Sơn, Mầm non Trung Thành, Mầm non Trung Sơn...

Còn đó những khó khăn cần tháo gỡ

Trường Tiểu học Lâm Phú (Lang Chánh) hiện có 2 điểm lẻ, trong đó điểm lẻ tại bản Nà Đang cách xa trường chính khoảng 16km, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị thiếu thốn. Thầy giáo Tạ Văn Biên - Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Điểm lẻ tại bản Nà Đang hiện có 24 cháu với 3 phòng học. Các cháu vẫn đang học lớp ghép, cơ sở vật chất tại khu lẻ này phần thiếu thốn hoặc xuống cấp nghiêm trọng. Bằng tình yêu với nghề, 3 thầy giáo tại đây vẫn hàng ngày cắm bản, không quản khó khăn, dạy chữ cho học sinh.”

Ông Lê Xuân Hà - Phòng GD&ĐT huyện Quan Hóa cho biết, toàn huyện hiện có 32 phòng học tạm; 4 phòng tranh tre nứa lá; tình trạng phòng học mượn, học tạm còn nhiều, như: Trường Tiểu học Hiền Chung, Tiểu học Phú Xuân, Tiểu học Phú Lệ, Tiểu học Thành Sơn, Tiểu học Hiền Kiệt... Toàn huyện có 52 trường học, cơ sở vật chất tại điểm lẻ các trường mầm non còn thiếu, xuống cấp. Tất cả các xã, thị trấn trên địa bàn đều có điểm lẻ ở bậc học mầm non, tiểu học.

Năm học 2020 - 2021, huyện Lang Chánh tiếp tục duy trì 14 lớp học ghép tại 6 trường, trong đó 10 phòng học xuống cấp nghiêm trọng. Theo bà Trịnh Thị Thủy - Phó trưởng phòng GD&ĐT huyện Lang Chánh, năm học mới này huyện còn thiếu phòng để duy trì trẻ ra lớp, một số phòng học xây dựng từ những năm 2005, 2008 đến nay đã xuống cấp.

Ông Lữ Đức Chung - Phó Chủ tịch UBND huyện Lang Chánh, cho hay: “Với đặc thù là một huyện miền núi, điều kiện cơ sở vật chất phục vụ dạy và học trên địa bàn còn nhiều khó khăn, tình trạng học sinh phải học phòng tạm, phòng mượn, ghép còn nhiều. Để khắc phục khó khăn đó, huyện Lang Chánh đã đưa ra nhiều giải pháp cụ thể, huy động mọi nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất phục vụ dạy và học. Toàn huyện Lang Chánh hiện có 47 khu, điểm trường lẻ, nằm cách xa trung tâm xã, cơ sở vật chất còn nghèo nàn, thiếu thốn. Đến nay, tình trạng phòng mượn, tạm, lớp ghép cơ bản được khắc phục”.

Trao đổi với phóng viên, ông Trịnh Văn Tâm - Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT Thanh Hóa cho biết: Trong những năm qua, mặc dù cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tuy được quan tâm, đầu tư xây dựng, song một số phòng học xuống cấp nhưng không có kinh phí tu sửa, bậc học mầm non còn thiếu phòng học, sử dụng phòng học tạm, học mượn, học nhờ, chiếm tỷ lệ 15%.

Trung Lê


Trung Lê

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]