(vhds.baothanhhoa.vn) - Tại sao cần phải thiết lập ranh giới cho con bạn? Có phải khi thiết lập sẽ giúp trẻ sống trách nhiệm và tự chủ hơn? Và phải chăng những người làm bố mẹ sẽ hiểu thêm không có kỷ luật nào là có vẻ dễ chịu tại thời điểm đó, mà nó chỉ gây ra đau đớn nhưng về dài hạn sẽ tạo nên một mùa vụ bội thu cho người kiên trì khổ luyện?

Giới hạn cho con bạn - Tự do trong kỷ luật

Tại sao cần phải thiết lập ranh giới cho con bạn? Có phải khi thiết lập sẽ giúp trẻ sống trách nhiệm và tự chủ hơn? Và phải chăng những người làm bố mẹ sẽ hiểu thêm không có kỷ luật nào là có vẻ dễ chịu tại thời điểm đó, mà nó chỉ gây ra đau đớn nhưng về dài hạn sẽ tạo nên một mùa vụ bội thu cho người kiên trì khổ luyện?

Giới hạn cho con bạn - Tự do trong kỷ luật

Tại sao cần đặt ra những ranh giới cho những người con của mình? Theo lý giải của tác giả Henry Cloud và John Townsend, cha mẹ có 3 vai trò cơ bản: người giám hộ, quản lý và nguồn lực. Người giám hộ chịu trách nhiệm về mặt pháp lý, bảo vệ và dìu dắt trẻ. Như vậy, cha mẹ chính là người khi bước vào cuộc đời của trẻ, người giám hộ sẽ mang theo các ranh giới và giới hạn để bảo vệ trẻ khỏi các mối nguy hiểm như: nguy hiểm xuất phát từ nội tại, nguy hiểm đến từ thế giới bên ngoài, sự tự do không thích hợp mà chúng chưa sẵn sàng, những hành vi bị cấm hoặc xu hướng thu mình với mong muốn mãi được dựa dẫm và không muốn trưởng thành.

Người quản lý đảm bảo rằng mọi thứ phải được thực hiện đạt mục tiêu và kỳ vọng bởi trẻ không sinh ra đã tự giác.

Về nguồn lực là bởi trẻ vốn sinh ra mà không có bất cứ nguồn lực nào. Trẻ cần được yêu thương, có được trí tuệ, sự hỗ trợ và kiến thức và tất cả những điều đó đều nằm ngoài tầm với của trẻ. Cha mẹ chính là cầu nối để trẻ bước ra thế giới bên ngoài. Phẩm chất tự chịu trách nhiệm chính là điều cốt lõi mà việc thiết lập những giới hạn và thi hành những kỷ luật đối với trẻ.

Chúng ta sẽ dạy con trở thành người như nào? Câu hỏi này ắt luôn thao thức trong mỗi tâm trí những người làm cha, làm mẹ. Hầu như bố mẹ nào cũng muốn con cái mình trở thành người biết yêu thương. Nhưng điều vừa buồn vừa kỳ lạ đó là đôi khi các bậc cha mẹ biết yêu thương nhất lại có những đứa con ích kỷ nhất. Theo lý giải của nhóm tác giả chính bố mẹ chưa đặt ra các ranh giới buộc những người con tôn trọng cảm xúc của người khác. Sự thiếu hụt các ranh giới này dẫn đến sự ích kỷ và điều này ảnh hưởng đến khả năng yêu thương mọi người, dễ dẫn đến các vấn đề về sự bốc đồng, nghiện ngập, vô trách nhiệm, đồng nghĩa với việc không biết yêu thương trong tương lai của trẻ.

Hai tiếng trách nhiệm - những người trưởng thành nói đến rất nhiều. Đây cũng là phẩm chất mà ông bố bà mẹ nào cũng hướng con cái mình sở hữu. Vậy những người có trách nhiệm thực sự có biểu hiện như thế nào? Theo nhóm tác giả, những điều sau đây chính là người có trách nhiệm thực sự sở hữu: cảm xúc, thái độ, hành vi, lựa chọn, giới hạn, tài năng, suy nghĩ, mong muốn, giá trị và tình yêu. Và khi sở hữu những điều này, mỗi người sẽ thực sự trở thành một người có trách nhiệm - kiểu người mà bất cứ ai cũng muốn tạo dựng mối quan hệ.

Ngoài biết yêu thương, có tính trách nhiệm thì trẻ cần được giúp đỡ và giáo dưỡng để trở nên một con người tự do. Nghĩa là trẻ lớn lên với các ranh giới tích cực sẽ luôn hiểu rằng chúng không chỉ chịu trách nhiệm với cuộc sống của chính mình mà còn được tự do sống theo bất kỳ cách nào mà chúng chọn, miễn là tự chịu trách nhiệm về sự lựa chọn của mình. Ngoài tự do, chủ động thì một phẩm chất khác nữa mà trẻ cần hình thành đó là tôn trọng thực tế. Tôn trọng thực tế vừa tạo nên động lực để con bạn hiểu rằng kỳ tích của hôm nay là kết quả của bao nỗ lực của ngày hôm qua, chứ không phải là giây phút sau một đêm tỉnh dậy bất ngờ. Tôn trọng thực tế cũng có nghĩa dạy cho con bạn rằng thực tế luôn có hai mặt đừng trốn tránh và lười biếng. Và ngoài ra, bạn cũng cần phải dạy cho con hiểu rằng mỗi một nhân cách đều có khả năng phát triển. Nghĩa là: có thể đứng dậy sau những tổn thương tinh thần, kiên trì khi gặp áp lực, chấp nhận và buông bỏ những gì không thể giành được, biết nhận lỗi và thay đổi hành vi khi đối mặt với thực tế, vị tha và biết giữ tâm thái cởi mở khi đón nhận vấn đề.

Các ranh giới sẽ giúp chúng nói ra sự thật. “Hãy bắt đầu từ cái kết trong tâm trí” - một chuyên gia đã nói như vậy. Trong phần 2 của cuốn sách, tác giả đã dày công chỉ ra 10 quy tắc về ranh giới mà trẻ cần biết. Lấy ví dụ về câu chuyện giữa hai gia đình, tác giả đã nêu ra tình huống, nhận diện những điều mà một số phụ huynh hay lầm lẫn giữa hậu quả tiêu cực và hậu quả thực tế. Khi giao việc cho trẻ, phụ huynh nên thông báo ngay những hậu quả thực tế nếu công việc không hoàn thành. Nếu kết cục chưa đạt, hãy để trẻ buộc phải chịu trách nhiệm về điều này và không cần làm gì thêm. Đừng làm trẻ phải chịu thêm gánh nặng cảm xúc về hậu quả tiêu cực như lời chì chiết, mắng mỏ. Điều này chỉ khiến phụ huynh thêm mất kiểm soát và các con thêm bối rối.

Đừng đặt cuốn sách ở đầu giường nhà bạn, trên bàn hay một nơi nào đó. Yêu thương và thấu hiểu thôi chưa đủ. Hãy hành động trong mọi tình huống, chìa khóa của điều này chính là phản ứng với mọi hành vi của trẻ bằng sự đồng cảm, kiên định, tự do và hậu quả. Mỗi cha mẹ cần phải hiểu rằng: con trẻ không hoàn hảo, vấn đề không thực sự là vấn đề và thời gian không chữa lành tất cả. Nhóm tác giả đã thêm một lần khẳng định: những người làm bố mẹ hãy tham gia vào quá trình sửa chữa, yêu thương, bao dung nhiều hơn nhưng cũng thật mạnh mẽ và kiên định giúp trẻ đối diện với sự thật. Giới hạn cho con bạn cũng đồng nghĩa với giới hạn cho chính bạn - những người làm bố, làm mẹ.

Nguyễn Hường



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]