Giữ nghề truyền thống mắm tép Yên Dương
Mô hình HTX sản xuất và kinh doanh mắm tép do phụ nữ tham gia quản lý ở xã Yên Dương (Hà Trung) có 20 thành viên, vốn điều lệ hoạt động 40 triệu đồng. HTX được phát triển trên cơ sở tổ hợp tác được thành lập, đi vào hoạt động từ nhiều năm trước. Việc phát triển từ tổ hợp tác lên HTX là nhằm duy trì và phát triển nghề truyền thống mắm tép của địa phương từng là sản vật tiến vua, cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo vệ thương hiệu “mắm tép” Hà Yên (nay là xã Yên Dương), tạo việc làm cho nhiều lao động.
Lãnh đạo Hội LHPN tỉnh thăm gian hàng giới thiệu bán sản phẩm của HTX sản xuất và kinh doanh mắm tép do phụ nữ tham gia quản lý ở xã Yên Dương.
Xã Yên Dương có vị trí thuận lợi, địa thế chủ yếu dọc theo tuyến đường Quốc lộ 1A, được bao bọc bởi 2 con sông Hoạt và sông Giáo Bạch, giao nhau tại cầu Cừ nên được thiên nhiên ưu đãi nguồn tép riu dồi dào, phong phú. Do vậy, việc xây dựng và phát triển làng nghề làm mắm, thành lập HTX làm mắm tép rất phù hợp với định hướng phát triển chung của xã.
Mắm tép xưa của xã Yên Dương là đặc sản tiến vua nổi danh. Nay nghề được duy trì, sản xuất tại thôn Trung Chính và thôn Trung Tâm. Các sản phẩm mắm tép của các hộ dân trên địa bàn xã đã có thương hiệu và được nhiều người tin dùng, vì có hương vị thơm ngon, màu ánh vàng, sánh. Theo chia sẻ của những người làm mắm tép Yên Dương: Để giữ được hương vị và chất lượng của mắm tép, thì điều đầu tiên phải lựa chọn được nguyên liệu đầu vào. Khai thác tép vào buổi sáng, nhặt sạch sẽ, không để tạp chất (rong, rêu, cá con) rửa sạch, để ráo nước... Sau đó mang ướp theo tỷ lệ, trộn đều đến khi con tép đỏ lên, bỏ vào chum sành ủ xâm xấp, đậy kín hoàn toàn để tránh bụi và côn trùng. Chum mắm được để nơi sạch sẽ và thoáng mát. Thời gian đối với mắm muối sổi từ khi muối đến khi sử dụng là 30 ngày. Còn đối với mắm muối trường từ 2 đến 3 tháng. Mắm muối trường có thể ăn sống hoặc chưng lên. Mắm tép muối càng lâu thì ăn càng ngon, mắm để lâu thường có mùi thơm, màu đỏ. Quá trình làm luôn bảo đảm sạch sẽ, an toàn vệ sinh thực phẩm. Theo thống kê, trung bình mỗi tháng HTX Yên Dương sản xuất 1.600kg mắm thành phẩm, giá bán 200 ngàn đồng/kg, doanh thu đạt 320 triệu đồng/tháng. Trừ chi phí, lợi nhuận còn 50%, sản phẩm đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể vào tháng 6/2016.
Hội LHPN tỉnh và lãnh đạo huyện trao hỗ trợ chum, lọ cho HTX.
Tuy nhiên, nghề làm mắm tép cũng gặp nhiều khó khăn do nguyên liệu thiên nhiên ngày một ít. Có những giai đoạn thị trường tiêu thụ chậm, một số hộ làm mắm tép không còn mặn mà với nghề... Do vậy, năm 2018, Hội LHPN huyện đã chỉ đạo thành lập tổ hợp tác sản xuất, kinh doanh mắm tép do phụ nữ làm chủ xã Hà Yên, nhằm tập hợp chị em cùng tham gia sản xuất, hỗ trợ nhau về vốn, thị trường, tập huấn kỹ thuật... để nghề phát triển bền vững hơn. Tháng 10/2024, Hội LHPN tỉnh chỉ đạo Hội LHPN huyện, xã nâng cấp tổ hợp tác lên HTX theo đề án “Hỗ trợ HTX do phụ nữ tham gia quản lý và tạo việc làm cho lao động nữ giai đoạn 2022-2030” của Hội LHPN tỉnh. HTX được hỗ trợ ban đầu công cụ sản xuất, gồm: 2 giá kệ trưng bày sản phẩm, 70 chum làm mắm, 1.250 lọ thủy tinh đựng sản phẩm bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và tập huấn với tổng kinh phí 100 triệu đồng. Đây là điều kiện thuận lợi để các thành viên HTX tiếp tục duy trì, phát triển nghề.
Chị Nguyễn Thị Đua, chủ tịch hội phụ nữ xã, chia sẻ: Tiếp tục khôi phục nghề làm mắm tép tiến vua này, chính quyền địa phương đang hướng tới quy hoạch lại vùng khai thác, nhằm đảm bảo nguyên liệu cho người dân làm nghề. Hội đồng quản trị và thành viên HTX sản xuất và kinh doanh mắm tép do phụ nữ tham gia quản lý xã Yên Dương phát huy tinh thần đoàn kết, năng động, sáng tạo hơn nữa để đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh có hiệu quả; tranh thủ sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương, kết nối mở rộng thị trường tiêu thụ. Trước mắt, duy trì nghề truyền thống, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm... Về lâu dài mở rộng vùng nguyên liệu nuôi tép để phát triển nghề, quảng bá, giới thiệu sản phẩm ra nhiều tỉnh, thành phố.
Bài và ảnh: Minh Trang
{name} - {time}
-
2024-11-21 16:12:00
Phở, nem Việt Nam ’sánh đôi' cùng đồ ăn Nga, Italy tại Liên hoan Ẩm thực Quốc tế
-
2024-11-21 09:10:00
Ấn tượng về thực phẩm và đồ uống Việt Nam tại Hội chợ Quốc tế PLMA 2024
-
2024-11-07 08:00:00
[REVIEW OCOP] - Bánh gai bà Hùng: Hương vị truyền thống vượt thời gian
Một số loại hoa ăn được chứa nhiều dinh dưỡng và giúp phòng chống bệnh tật
Nước đậu bắp, ứng viên mới lạ trong xu hướng thực phẩm có lợi
Việt Nam tham dự Hội chợ Good Food and Wine Show 2024 tại Australia
Nhớ vị bánh lá quê nhà...
Lễ hội bia đặc sắc của Bỉ sắp diễn ra tại thành phố Hải Phòng
[REVIEW OCOP]: Giò Lụa Chinh Hằng đậm đà, chuẩn vị
[REVIEW OCOP] Mật ong đông trùng hạ thảo Đăng Khoa: Bảo vệ sức khỏe toàn diện từ thiên nhiên
Tìm hiểu về 32 Di sản Phi vật thể Quốc gia liên quan đến ẩm thực của Việt Nam
Phát hiện công dụng mới của cà phê giúp cải thiện sức khỏe tim mạch