(vhds.baothanhhoa.vn) - Do trong quá trình giải phóng mặt bằng (GPMB) tuyến đường bộ ven biển nối TP Sầm Sơn với KKT Nghi Sơn (giai đoạn 1) gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, nên tỉnh Thanh Hóa đã nhiều lần điều chỉnh thời hạn hoàn thành GPMB cho TP Sầm Sơn và huyện Quảng Xương. Song thực tế tại TP Sầm Sơn, thời hạn hoàn thành GPMB theo thông báo Kết luận số 137 ngày 26/06/2019 của UBND tỉnh Thanh Hóa rất khó. Vì vậy, địa phương này đã tính đến phương án sẽ dùng biện pháp cưỡng chế đối với các hộ cố tình không chấp hành bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công.

Tin liên quan

Đọc nhiều

GPMB tuyến đường bộ ven biển: Dùng biện pháp mạnh nếu cần thiết

Do trong quá trình giải phóng mặt bằng (GPMB) tuyến đường bộ ven biển nối TP Sầm Sơn với KKT Nghi Sơn (giai đoạn 1) gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, nên tỉnh Thanh Hóa đã nhiều lần điều chỉnh thời hạn hoàn thành GPMB cho TP Sầm Sơn và huyện Quảng Xương. Song thực tế tại TP Sầm Sơn, thời hạn hoàn thành GPMB theo thông báo Kết luận số 137 ngày 26/06/2019 của UBND tỉnh Thanh Hóa rất khó. Vì vậy, địa phương này đã tính đến phương án sẽ dùng biện pháp cưỡng chế đối với các hộ cố tình không chấp hành bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công.

Tuyến đường bộ ven biển qua Thanh Hóa đang được đẩy nhanh tiến độ thi công.

Tuyến đường bộ ven biển đoạn qua TP Sầm Sơn dài hơn 7,5 km, đi qua 5 xã, phường với tổng diện tích phải thu hồi thực hiện dự án khoảng 45,64 ha với 1.447 hộ bị ảnh hưởng. Trong đó,số hộ bị ảnh hưởng bởi đất ở là 561 hộ với diện tích đất ở phải thu hồi là 9,71 ha. Theo thông báo Kết luận số 137/TB-UBND ngày 26/6/2019 của UBND tỉnh Thanh Hóa, trên địa bàn thành phố Sầm Sơn, GPMB nút giao Quốc lộ 47 thuộc địa bàn xã Quảng Hùng, phường Quảng Châu xong trước ngày 30/8, xã Quảng Đại xong trước ngày 30/10/2019 và toàn bộ tuyến trên địa bàn phường Quảng Châu xong trước ngày 31/12/2019.

Tuy nhiên, đến thời điểm ngày 3/10 - quá so với thời hạn quy định hơn 1 tháng, nút giao Quốc lộ 47 thuộc phường Quảng Châu vẫn chưa hoàn thành xong GPMB do còn vướng hộ gia đình ông Lê Doãn Dũng - bàTrương Thị Cúc chưa bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công. Xã Quảng Đại, thời hạn bàn giao xong mặt bằng cũng không còn nhiều và địa phương này đang đứng trước nguy cơ khó hoàn thành mục tiêu.

Vì vậy, UBND TP Sầm Sơn vừa ban hành quyết định cưỡng chế trước mắt đối với 10 hộ/26 hộ thuộc địa bàn xã QuảngĐại vì không chịu bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công.Do Quảng Châu chỉ còn vướng 1 hộ nên thành phố đang giao cho phường tiếp tục vận động, tuyên truyền gia đình chấp hành, sớm bàn giao mặt bằng cho dự án. Đồng thời, thành phố đang tính đến phương án nếu trường hợp gia đình ông Dũng không chấp hành sẽ tiến hành cưỡng chế.

Để làm rõ hơn nguyên do vì sao một số hộ chưa chịu bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công, chúng tôi đã đến gia đình ông Lê Doãn Dũng và bà Trương Thị Cúc ở phường Quảng Châu được ông bà này cho biết: Họ chưa chịu bàn giao mặt bằng là do những đề nghị mà họ đưa ra chưa được Hội đồng GPMB phường Quảng Châu và TP Sầm Sơn chấp thuận. Theo ông Dũng, đáng lý toàn bộ diện tích đất ở của nhà ông là 226m2 ở ngay mặt đường Quốc lộ 47, Nhà nước thu hồi thì phải cấp cho gia đình ông tương đương 3 lô đất nhưng chỉ được cấp có 2 lô đất ở khu tái định cư (TĐC) Xuân Phương 3 (Đại lộ Nam sông Mã thuộc phường Quảng Châu) với diện tích 179,5m2 là không thỏa đáng và thiệt thòi cho gia đình. Ông Dũng lý giải, so với đất bị thu hồi và đất được đền bù ở khu TĐC, gia đình ôngcòn thiếu 46,5m2. Số đất đền bù còn thiếu này, ông đã đề xuất với Hội đồng GPMB của phường, thành phố cấp cho ôngthêm 1 lô đất nữa nhưng cả phường Quảng Châu cũng như TP Sầm Sơn không đồng ý. Vì vậy, ông Dũng cho rằng số đất còn lại của gia đình là 46,5m2 phải trả theo mức giá thị trường hiện nay 30 triệu đồng/m2, gia đình ông lúc ấy mới chấp thuận bàn giao mặt bằng.

Cũng cho rằng Nhà nước đền bù chưa thỏa đáng nên gần 30 hộ dân xã Quảng Đại chưa chịu nhận tiền bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công. Chính vì vậy, ngày 24/9 vừa qua, TP Sầm Sơn đã ban hành quyết định cưỡng chế, trước mắt đối với 10 hộ dân ở địa phương này. Ông Cao Văn Bình, thôn Thủ Phú, xã Quảng Đại là một trong số 10 hộ dân vừa nhận quyết định cưỡng chế trần tình: "Chủ trương thu hồi đất phục vụ dự án, gia đình tôi đồng tình, ủng hộ.

Tuy nhiên, toàn bộ diện tích đất của gia đình bị thu hồi gần 1.800m2 (trong đó, đất ở 547m2 và 1.216,1m2 đất ao). Giá đất ở Nhà nước đền bù so với giá đất thị trường hiện nay có thấp hơn, gia đình tôi cũng chấp nhận. Tuy nhiên, với 1.216,1m2 đất ao có từ thời điểm trước năm 1985 do mẹ đẻ tôi đứng tên là đất của cha ông để lại và không có sự tranh chấp, nhưng tiền đền bù của hơn 2 sào ao chỉ được 57 triệu đồng, trong khi đó, hiện 1 sào ruộng cơ bản đang có mức đền bù là 70 triệu đồng. Chính vì mức đền bù hơn 2 sào ao quá thấp nên gia đình tôi mới không chấp nhận bàn giao mặt bằng".

Đem theo nỗi niềm của những người dân thuộc diện di dời phục vụ dự án nhưng chưa chịu chấp hành bàn giao mặt bằng, chúng tôi được đại diện Ban GPMB TP Sầm Sơn cho biết: Trường hợp gia đình ông Lê Doãn Dũng ở phường Quảng Châu, chính quyền, đoàn thể của phường đã vào cuộc tích cực tuyên truyền, vận động nhưng gia đình ông Dũng không chấp hành mà đòi bồi thường 3 lô đất ở khu TĐC, vì nếu phân 2 lô thì diện tích 179,5m2, còn thiếu 46.5m2. Vì vậy, đảm bảo bồi thường đủ số đất là 226m2 cho gia đình ông Dũng, thay vì 2 lô có diện tích 179,5m2, Ban GPMB thành phố sẽ đền bù cho ông Dũng 2 lô đất đúng với diện tích nói trên và ông Dũng cũng đã chấp thuận. Còn trường hợp gia đình ông Cao Văn Bình thôn Thủ Phú, xã Quảng Đại cho rằng mức đền bù hơn 2 sào ao của ông chỉ có 57 triệu đồng là không đúng, vì số tiền trên được tính vào tiền đầu tư, cải tạo và kè ao của gia đình. Vấn đề ở đây, ông Bình muốn diện tích 1.126,1m2 đất ao được tính bằng giá đất ở để bồi thường cho gia đình chứ không phải áp giá theo đất nuôi thủy sản.

Tuy nhiên, qua điều tra, xác minh từ nhiều nguồn, mặc dù là đất không có tranh chấp nhưng số đất nói trên từ thời điểm trước năm 1985 đến nay đều được gia đình sử dụng nuôi thủy sản. Hơn nữa, toàn bộ diện tích gần 1.800m2 đất của gia đình ông Bình (gồm cả đất ở và đất ao) đến nay chưa được cấp giấy chứng nhận công nhận đấy là đất ở. Vì vậy, việc đền bù hơn 2 sào ao của ông Bình theo mức giá đất nông nghiệp là hoàn toàn có cơ sở. Nếu như gia đình ông Bình vẫn cố tình không chấp hành thì thành phố không còn cáchnào khác phải dùng đến biện pháp cưỡng chế.

Minh Lý


Minh Lý

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]