(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Hội Cựu chiến binh (CCB) là 1 trong 4 tổ chức hội nhận vốn ủy thác từ NHCSXH chi nhánh Thanh Hóa. Từ nhiều năm qua, nhờ nguồn vốn vay ưu đãi thiết thực này, nhiều cựu binh trong cả tỉnh đã vươn lên thoát nghèo, làm giàu từ mảnh đất quê hương.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hiệu quả chương trình vốn vay dành cho cựu chiến binh

(VH&ĐS) Hội Cựu chiến binh (CCB) là 1 trong 4 tổ chức hội nhận vốn ủy thác từ NHCSXH chi nhánh Thanh Hóa. Từ nhiều năm qua, nhờ nguồn vốn vay ưu đãi thiết thực này, nhiều cựu binh trong cả tỉnh đã vươn lên thoát nghèo, làm giàu từ mảnh đất quê hương.

Từ nhiều năm qua, nhờ nguồn vốn vay ưu đãi, nhiều cựu binh trong cả tỉnh đã vươn lên thoát nghèo, làm giàu từ mảnh đất quê hương với những mô hình kinh tế tiêu biểu. Tại miền biển, vốn vay giúp cho các cựu binh đầu tư mua sắm trang bị ngư lưới cụ vươn khơi bám biển. Tại đồng bằng, miền núi là những mô hình kinh tế trang trại VAC cho thu nhập cả trăm triệu đồng...

Không chỉ khẳng định thành quả trong công tác quản lý tốt nguồn vốn vay, không xảy ra nợ đọng mà Hội CCB còn phát huy hiệu quả tích cực từ nguồn vốn ưu đãi này. Đó là nguồn vốn đến đúng đối tượng, giúp nhiều cựu binh thoát nghèo, làm giàu. Tính đến ngày 30/6/2017, tổng dư nợ vốn vay thông qua Hội CCB toàn tỉnh đạt 1.047.431 triệu đồng, chiếm 12,9% với 37.960 hộ thụ hưởng.

Trao đổi với phóng viên, ông Hoàng Văn Lộc - Giám đốc NHCSXH huyện Đông Sơn cho biết: Để quản lý số vốn vay ủy thác cho Hội CCB được sử dụng đúng mục đích, hiệu quả, không thất thoát, lãng phí, hội CCB huyện Đông Sơn thường xuyên phối hợp với NHCSXH, chỉ đạo cán bộ các cấp hội quản lý chặt chẽ số hộ, số đối tượng vay vốn và mục đích sử dụng nguồn vốn vay. Việc cho vay ủy thác từ tổ chức hội đã đáp ứng thiết yếu nhu cầu của nhiều hội viên CCB để đầu tư sản xuất, phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống gia đình. Tính đến thời điểm hiện tại, tổng dư nợ của hội CCB huyện là 14.550 triệu đồng, với 18 tổ TK&VV, 562 hộ được thụ hưởng.

Cựu binh Hoàng Trọng Thư (ngồi giữa) thôn 1, xã Đông Anh, huyện Đông Sơn đã thoát nghèo nhờ vào nguồn vốn uỷ thác thông qua hội CCB của NHCHXH huyện Đông Sơn.

Mô hình kinh tế của cựu binh Hoàng Trọng Thư, thôn 1, xã Đông Anh, huyện Đông Sơn là một điển hình. Rời quân ngũ trở về với cuộc chiến mưu sinh chống đói nghèo, cựu binh Thư đã không ít lần vấp phải những thất bại tưởng chừng như không thể vực dậy. Song, nhờ vào ý chí của một người lính cụ Hồ, sự mày mò học hỏi từ xã hội, cựu binh Thư đã mạnh dạn vay vốn đầu tư vào chính mảnh đất của gia đình lâu nay bỏ hoang. Cựu binh Thư bày tỏ: “Nguồn vốn ưu đãi dành cho những cựu chiến binh như tôi, không chỉ là sự quan tâm của Đảng, Nhà nước mà còn là thông điệp tri ân sâu sắc tới những người lính một thời hoa lửa phải vươn lên thoát nghèo”. Với số tiền vay mượn có được, từ một hộ nghèo lâu nay của thôn, xã cộng với đức tính cần cù, chịu thương chịu khó, gia đình cựu binh Thư đã mạnh dạn vào đầu tư chăn nuôi bò, lợn, đào ao thả cá và trồng cây ăn quả... Trời không phụ lòng người, đến nay, thu nhập mỗi năm của gia đình ông Thư lên tới cả trăm triệu đồng.

Tại các huyện miền núi như Như Xuân, Như Thanh, Quan Hóa, Thạch Thành,... nguồn vốn vay ưu đãi cũng được sử dụng có hiệu quả. Tính đến hết tháng 6/2017, huyện miền núi Như Thanh tổng dư nợ cho vay uỷ thác thông qua các tổ chức chính trị xã hội là 333.885 triệu đồng. Riêng hội CCB quản lý gần 60 tổ TK&VV với số tiền là 50.602 triệu đồng, khoảng gần 1.800 hộ CCB được thụ hưởng. Nhờ vào nguồn vốn uỷ thác thông qua tổ chức hội CCB nhiều cựu binh trên địa bàn huyện đã tham gia phát triển mô hình chăn nuôi mang lại giá trị kinh tế cao.

Đối với các huyện ven biển như Tĩnh Gia, Quảng Xương, Hoằng Hóa, Nga Sơn, Hậu Lộc,... nhiều cựu binh nhờ có nguồn vốn vay này đã mạnh dạn sắm thêm ngư cụ, vươn khơi bám biển, phát triển kinh tế biển, góp phần giữ vững AN-QP. Tính đến hết tháng 6/2017, tổng dư nợ thông qua các tổ chức chính trị xã hội tại Quảng Xương là 343.028 triệu đồng. Trong đó, hội CCB là 81.417 triệu đồng với gần 100 tổ TK&VV, có hơn 3.500 số hộ được thụ hưởng. Hội CCB huyện Tĩnh Gia có tổng dư nợ là 65.559 triệu đồng; Hội CCB huyện Hoằng Hóa có tổng dư nợ là 69.210 triệu đồng,...

Bên cạnh giải ngân nhanh nguồn vốn giúp nhiều cựu binh thoát nghèo bền vững, NHCSXH chi nhánh Thanh Hóa còn tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa. Từ tháng 7/ 2015 đến nay, NHCSXH Thanh Hóa trực tiếp phụng dưỡng 2 mẹ VNAH là mẹ Lê Thị Sài (SN 1924, xã Hoằng Đức, huyện Hoằng Hóa) và mẹ Lê Thị Mến (SN1936, xã Vân Sơn, huyện Triệu Sơn. Chi trợ cấp mỗi tháng 1.200.000 đồng cho 2 mẹ. Trong dịp 27/7 năm nay, đơn vị tặng quà mỗi mẹ là600.000 đồng; gửi 4 gói quà cho 2 mẹ VNAH và 2 thân nhân liệt sỹ, trị giá 1.000.000 đồng/ 1 gói quà. Tặng 136 suất quà cho các gia đình thương binh, thân nhân liệt sỹ có hoàn cảnh khó khăn tại 4 huyện: Ngọc Lặc, Triệu Sơn, Hoằng Hóa, Thọ Xuân.

Sơn Đình



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]