(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, nhiều hộ gia đình ở vùng khó khăn trên địa bàn tỉnh được vay vốn, vươn lên trở thành hộ khá, hộ giàu góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn vùng khó của tỉnh.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hiệu quả từ chương trình vay vốn sản xuất, kinh doanh ở vùng khó khăn

(VH&ĐS) Những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, nhiều hộ gia đình ở vùng khó khăn trên địa bàn tỉnh được vay vốn, vươn lên trở thành hộ khá, hộ giàu góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn vùng khó của tỉnh.

Để các hộ gia đình sản xuất kinh doanh ở vùng khó khăn có điều kiện tiếp cận nguồn vốn vay, Thủ tướng Chính phủ đã điều chỉnh mức vốn cho vay tối đa đối với hộ gia đình sản xuất kinh doanh là 50 triệu đồng. Trong một số trường hợp cụ thể, mức vốn vay của hộ gia đình có thể trên 50 triệu đồng, tối đa cho vay không quá 100 triệu đồng.

Với chính sách mới của Nhà nước, Ngân hàng CSXH Thanh Hóa đã chỉ đạo các phòng giao dịch tạo mọi điều kiện cho nhân dân vùng khó khăn được tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ưu đãi; phối hợp với các hội đoàn thể, chính quyền tăng cường tuyên truyền, cung cấp thông tin cho các đối tượng vay vốn về những quy định mới.

Bên cạnh đó, Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH các huyện cũng thực hiện công tác kiểm tra, giám sát để nguồn vốn vay đến đúng đối tượng; phối hợp với các tổ chức, đoàn thể hướng dẫn hộ vay vốn sử dụng vốn đúng mục đích, hiệu quả. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 34.247 hộ được vay vốn với tổng mức dư 815.115 triệu đồng. Với nguồn vốn ưu đãi này các hộ đang đầu tư vào sản xuất, kinh doanh bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế rõ nét.

Đến thăm gia đình ông Phạm Văn Đồng, thôn Lệ Cẩm 2, xã Thành Mỹ (Thạch Thành) được biết: Trước đây, cuộc sống gia đình ông gặp rất nhiều khó khăn, có đất sản xuất nhưng thiếu vốn đầu tư. Khi có thông tin của Chính phủ về việc nâng mức hỗ trợ cho các hộ sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn lên 50 triệu đồng, gia đình ông đã quyết định vay vốn để mở rộng sản xuất, chăn nuôi lợn cỏ.

Có vốn và chăm chỉ làm ăn, học hỏi kinh nghiệm đến nay gia đình ông có 5 con lợn nái, 40 con lợn thịt chuẩn bị xuất chuồng. Mỗi năm từ chăn nuôi lợn cỏ, gia đình ông thu lãi hơn 100 triệu đồng. Nhờ đó cuộc sống gia đình ông được nâng lên. Ông Đồng cho biết: Nguồn vốn vay ưu đãi của Chính phủ đã giúp đời sống kinh tế gia đình tôi được cải thiện rất nhiều và có điều kiện chăm lo cho các con ăn học".

Được vay vốn ưu đãi đối với vùng khó khăn gia đình ông Lê Văn Thuyết, thôn Yến Vỹ, xã Hà Long (Hà Trung) đã mở rộng diện tích cây dứa, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế.

Cùng chung niềm vui với gia đình ông Phạm Văn Đồng, ông Lê Văn Thuyết, thôn Yến Vỹ, xã Hà Long (Hà Trung) cho hay: Được vay vốn ưu đãi của Chính phủ gia đình tôi đã đầu tư chăn nuôi và mở rộng diện tích trồng dứa, bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế rõ nét, tạo việc làm cho các thành viên trong gia đình. Nhờ có nguồn vốn này gia đình mới có cơ hội chuyển đổi phương thức sản xuất, chăn nuôi, nếu không kinh tế gia đình tôi sẽ gặp rất nhiều khó khăn".

Giám đốc Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Hà Trung Cù Minh Thanh cho biết: Vốn vay ưu đãi đối với các hộ sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn đã tạo điều kiện để các hộ nông dân có thêm nguồn vốn đầu tư sản xuất kinh doanh, góp phần phát triển KT-XH của địa phương.

Có thể khẳng định, nguồn vốn vay ưu đãi đối với hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn đã và đang mang lại hiệu quả khá rõ nét. Tuy nhiên để nguồn vốn vay này phát huy hiệu quả hơn nữa, trong thời gian tới rất cần sự vào cuộc của các cấp, các ngành, đoàn thể trong việc triển khai hoạt động chuyển giao khoa học kỹ thuật, định hướng việc sản xuất, kinh doanh đối với các hộ vay vốn vùng khó khăn.

Hải Anh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]