Hoà mình vào Lễ hội Nàng Han xã Vạn Xuân
Lễ hội Nàng Han là lễ hội truyền thống của đồng bào 16 xứ Thái mường Chiềng Bán (hay Chiềng Ván) - nay thuộc thôn Lùm Nưa, xã Vạn Xuân, huyện Thường Xuân. Lễ hội diễn ra vào những ngày đầu xuân, chính hội được tổ chức vào ngày mùng 5 tháng Giêng hàng năm. Lễ hội phản ảnh đời sống văn hóa, tín ngưỡng của cộng đồng người Thái nói chung và người Thái mường Chiếng Bán nói riêng.
Hoạt cảnh sân khấu tái hiện Nàng Han cùng dân bản đánh giặc.
Chính lễ diễn ra hai phần gồm: Tế lễ trong hang Mường và phần hội. Phần tế lễ, thầy mo cùng Nhân dân địa phương rước lễ vật từ nhà văn hóa thôn Lùm Nưa vào trong hang Mường để thực hiện lễ tế Nàng Han và các thần linh cai quản bản mường, cầu mong ấm no, hạnh phúc, mùa màng tươi tốt.
Phần hội diễn ra ở ngoài hang Mường trên bãi đất bằng phẳng. Mọi người vui chơi, múa hát quanh cây hoa và tham gia các trò chơi dân gian gồm: đánh cồng chiêng, khua luống, nhảy sạp, kéo co, đẩy gậy, tò lẹ, tung còn... Đây là nét văn hóa truyền thống của đồng bào Thái xã Vạn Xuân. Thông qua lễ hội, Nhân dân trong xã được giao lưu văn hóa, tăng thêm tình đoàn kết trong cộng đồng.
Thầy mo cùng Nhân dân địa phương rước lễ vật từ nhà văn hóa thôn Lùm Nưa vào trong hang Mường
Múa cây bông (cây nêu) của phụ nữ Thái địa phương trong Lễ hội Nàng Han.
Khua luống tạo cho không khí Lễ hội Nàng Han thêm sôi động.
Cồng chiêng tạo nên những thanh âm đặc sắc, sôi động của Lễ hội Nàng Han.
Các cô gái Thái duyên dáng chung vui nhảy sạp.
Điệu múa truyền thống của thiếu nữ người Thái xã Vạn Xuân.
Đẩy gậy là môn thể thao truyền thống diễn ra tại Lễ hội Nàng Han.
Nhân dân địa phương vui kéo co.
Các chàng trai, cô gái Thái địa phương giao duyên qua trò chơi tung còn.
Nghi lễ buộc chỉ cổ tay nét văn hóa truyền thống của người Thái xã Vạn Xuân nói chung và Lễ hội Nàng Han nói riêng.
Trần Thanh
{name} - {time}
-
2024-11-21 09:06:00
Trao giải các tiết mục xuất sắc nhất Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024
-
2024-11-21 09:04:00
Xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận di sản văn hóa thế giới với Óc Eo-Ba Thê
-
2024-02-12 11:16:00
Thị xã Nghi Sơn: Sôi nổi trò chơi, trò diễn dân gian nấu cơm thi
Một số nghi lễ trong dịp Tết cổ truyền
Vì sao điệu múa rồng dân gian thường gắn bó với các võ đường?
“Bay”cùng ước mơ
Những ngày cuối năm…
Nguồn cảm xúc bất tận trong ca khúc “Quê Thanh miền đất tình người”
Tiến sĩ Trần Ân Triêm trên đất Châu Bối xưa
Nhà hát ca múa kịch Lam Sơn: Một năm nhiều dấu ấn
Con Rồng trong ngôn ngữ dân gian
Trung tâm văn hóa – điện ảnh Thanh Hóa và dấu ấn 2023