(vhds.baothanhhoa.vn) - Hang Bàn Bù, tọa lạc khu phố Vân Hòa, thị trấn Ngọc Lặc (Ngọc Lặc) là di tích lịch sử văn hóa mang đậm dấu ấn lịch sử của cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược, đồng thời là nơi hội tụ phong cảnh huyền ảo, kỳ bí.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Kỳ bí hang Bàn Bù

Hang Bàn Bù, tọa lạc khu phố Vân Hòa, thị trấn Ngọc Lặc (Ngọc Lặc) là di tích lịch sử văn hóa mang đậm dấu ấn lịch sử của cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược, đồng thời là nơi hội tụ phong cảnh huyền ảo, kỳ bí.

Kỳ bí hang Bàn Bù

Bắt đầu từ lối lên đã mê hoặc những người khách lần đầu đến nơi này.

Kỳ bí hang Bàn Bù

Là một trong những hang động kỳ vĩ, nguyên sơ ở vùng rừng núi phía Tây Thanh Hóa, chỉ tính riêng đoạn hang đã được khám phá và đưa vào khai thác du lịch có chiều dài là 903,5m.

Kỳ bí hang Bàn Bù

Trong lòng hang có nhiều động đẹp, huyền ảo như Ruộng Vua, Ao Vua, hang Bụt, thác Bạc, thác Vàng, động tiên, cung cấm và rất nhiều những nhũ đá tuyệt đẹp với đủ hình thù gắn với những tích chuyện kỳ thú của người xưa kể lại. Đặc biệt, trong lòng hang động có dòng nước trong lành tuôn chảy suốt ngày đêm chưa bao giờ cạn, tạo thành nhiều mặt hồ soi bóng vô vàn nhũ đá lung linh chạy dài theo hang động.

Kỳ bí hang Bàn Bù

Và ngách khô phía trên hẹp hơn, với nhiều vết tích từ rất xa xưa còn chưa được khám phá.

Kỳ bí hang Bàn Bù

Hiện nay, hang động đã được xây lắp cầu và đèn điện phục vụ cho du khách tham quan du lịch trong hang và khu văn hóa tâm linh.

Kỳ bí hang Bàn Bù

Cửa hang nhỏ, nhưng càng đi vào sâu, những dòng nước róc rách và vô số nhũ đá lung linh chạy dài theo hang động tạo nên sự mê hoặc của hang Bàn Bù.

Kỳ bí hang Bàn Bù

Năm 2005 hang Bàn Bù đã được Chủ tịch UBND tỉnh ký Quyết định xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa, danh thắng và được đưa vào quy hoạch tổng thể nhằm bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị di sản. Trong thời gian vừa qua, huyện Ngọc Lặc và các nhà đầu tư đã có kế hoạch xây dựng thêm không gian văn hóa ở dọc bìa núi bao gồm quần thể các nhà sàn văn hóa và dựng lại các nghề truyền thống của dân địa phương kết hợp với việc tổ chức các trò chơi dân gian như nèm còn, nhảy sạp; giữ gìn các điệu múa Pôồn pôông, hát xường giao duyên, Phường Chúc...

Theo nhiều tài liệu ghi lại: Tháng 11 năm 1420 Lê Lợi đã cử 3 tướng tâm phúc tinh thông thao lược đến hang Bàn Bù để bàn việc chuẩn bị đánh du kích vào quân Minh trú quân trong thành (thành Tây Đô). Trận phục kích ở Bàn Bù nghĩa quân Lê Lợi đã tiêu diệt vài ngàn tên địch. Sau khi đánh thắng quân Minh, Vua Lê Thái Tổ đã sắc phong cho dân bản hàng năm tổ chức ăn mừng chiến thắng vào ngày 18 và 19 tháng Giêng. Trong sắc phong có đoạn giao cho xã Ngọc Khê phụng thờ Tĩnh Quang Ngọc Giám Thủy Lôi Lưu Thanh Thủy Thần. Để tưởng nhớ công ơn của Vua Lê Thái Tổ, Nhân dân địa phương đã lập đền để thờ thần cùng các vị tướng có công đánh giặc cứu nước.

Hằng năm cứ đến ngày 19 tháng Giêng Nhân dân nơi đây lại tổ chức lễ hội hang Bàn Bù để phát huy truyền thống dân tộc, ghi nhớ công lao to lớn, sự hy sinh cao cả của Vua Lê Thái Tổ và tướng sỹ cùng Nhân dân trong quá trình dựng nước và giữ nước.

Ông Phạm Văn Hạnh, người quản lý hang Bàn Bù, cho biết: Trước đây, vào những ngày sau Tết nguyên đán, mọi người đến tham quan rất đông. Đặc biệt vào ngày chính lễ thì bà con làng trên xóm dưới, khắp nơi trong tỉnh đổ về đây vui chơi, thưởng ngoạn. Năm 2022, do tình hình dịch bệnh COVID-19, hạn chế đến những nơi đông người, vì thế lượng du khách đến tham quan giảm rất nhiều.

KIỀU HUYỀN


KIỀU HUYỀN

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]