(vhds.baothanhhoa.vn) - Nhiều người đồn rằng, trong khu di tích Quốc gia Lam Kinh, huyện Thọ Xuân có cây ổi hễ “động vào” lại "cười" và cây lim "hiến thân" thuộc loại hiếm có khó tìm bậc nhất xứ Thanh.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Kỳ lạ cây lim “hiến thân” và cây ổi “cười” trong khu di tích Lam Kinh

Nhiều người đồn rằng, trong khu di tích Quốc gia Lam Kinh, huyện Thọ Xuân có cây ổi hễ “động vào” lại "cười" và cây lim "hiến thân" thuộc loại hiếm có khó tìm bậc nhất xứ Thanh.

Kỳ lạ cây lim “hiến thân” và cây ổi “cười” trong khu di tích Lam Kinh

Khu di tích Lam Kinh, huyện Thọ Xuân. Ảnh tư liệu

Lam Kinh là vùng đất thiêng, quê hương Anh hùng dân tộc Lê Lợi, nơi phát tích cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đánh đuổi giặc Minh trong mười năm (1418 - 1427) trường kỳ, gian khổ.

Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế ở Đông Đô (Thăng Long, Hà Nội), lấy niên hiệu Thuận Thiên, đặt tên nước là Đại Việt, mở ra một vương triều cực thịnh, “quốc thái dân an” trong lịch sử phong kiến Việt Nam.

Năm 1430 vua Lê cho đổi vùng đất Lam Sơn thành Tây Kinh (hay Lam Kinh), sau khi mất (1433) Lê Thái Tổ được an táng tại quê hương Lam Sơn.

Theo lời kể của người dân sống xung quanh Khu di tích Lam Kinh, cây “ổi cười” đặc biệt này được ông Trần Hưng Dẫn (quê Nam Định) cung tiến năm 1933.

Do hiếm muộn đường con cái, ông Dẫn đã cầu tự trước mộ vua Lê Thái Tổ, sau này vợ ông có thai và sinh được quý tử. Để tỏ lòng thành kính, ông cung tiến 4 tượng voi, 2 cây long não và một cây ổi trồng trong khu lăng mộ.

Một cán bộ ở Ban quản lý khu di tích cho biết cách đây hơn 10 năm, Bộ Khoa học và Công nghệ đã có nghiên cứu quốc gia về dòng gen của cây ổi ở Lam Kinh, song đến nay vẫn chưa có kết quả. Du khách mỗi lần có dịp tham quan Khu di tích đều rất ấn tượng với cây “ổi cười” độc nhất vô nhị này.

Kỳ lạ cây lim “hiến thân” và cây ổi “cười” trong khu di tích Lam Kinh

Cây ổi mang hình dáng rồng, chiều cao 3m, nhánh tỏa đi bốn hướng, thân cây sần sùi uốn lượn như rồng, phía dưới có chỗ lồi, lõm, gốc cây phủ rêu. Điều đặc biệt ở chỗ, khi chạm nhẹ tay vào thân cây ổi thì các đầu lá rung rinh. Cây ổi rất lạ, sinh trưởng chậm, quả chỉ to hơn ngón tay cái, nhưng cho quả quanh năm.

Đến Lam Kinh du khách còn được nghe về cây lim “hiến thân” kỳ lạ. Cây lim này được người dân địa phương gọi là cây lim “cò” vì trước đây cò hay về đậu. Điều kỳ lạ, tháng 10-2010 chuẩn bị khởi công chính điện Lam Kinh thì cây lim đang xanh tốt bất ngờ trút lá chết khô.

Đáng nói, sau khi hạ, thân cây lim hoàn toàn đặc ruột (trong khi đặc tính của thân lim thường hay rỗng) rất hợp để làm cột. Vì thế cây lim trở thành vật liệu để làm đủ bộ cột, gồm: cột cái, cột quân, cột góc, thượng lương phục vụ lễ phạt mộc khởi công chính điện Lam Kinh (tháng 10-2010).

Đến nay, không ai lý giải được sự trùng hợp ngẫu nhiên đó. Dường như cây lim có tuổi đời 600 năm tuổi này sinh ra để phụ dựng Chính điện Lam Kinh vậy.

Trung Lê


Trung Lê

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]