(vhds.baothanhhoa.vn) - Đường sá đi lại vất cả, cơ sở vật chất, điều kiện dạy và học còn nhiều thiếu thốn, nhưng vượt qua khó khăn, các thầy giáo, cô giáo ở những điểm trường vẫn ngày ngày bám lớp, bám trường, lặng thầm “gieo chữ” nơi vùng biên Mường Lát.

Lặng thầm “gieo chữ” nơi vùng biên Mường Lát

Đường sá đi lại vất cả, cơ sở vật chất, điều kiện dạy và học còn nhiều thiếu thốn, nhưng vượt qua khó khăn, các thầy giáo, cô giáo ở những điểm trường vẫn ngày ngày bám lớp, bám trường, lặng thầm “gieo chữ” nơi vùng biên Mường Lát.

Lặng thầm “gieo chữ” nơi vùng biên Mường Lát

Nơi đầu tiên trên hành trình đến thăm các thầy cô giáo đang tác công tác ở các điểm trường trên địa bàn huyện Mường Lát là Cò Cài - một bản của đồng bào dân tộc Thái thuộc xã Trung Lý. Cò Cài cách trung tâm xã hơn 20 cây số, nơi đây có các thầy giáo, cô giáo của Trường Tiểu học Trung Lý 2 và điểm trường mầm non xã Trung Lý. Con đường vào Cò Cài với nhiều đoạn đường xấu, nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc đi lại của bà con Nhân dân, nhất là việc học của các em học sinh ở Cò Cài

Lặng thầm “gieo chữ” nơi vùng biên Mường Lát

Trường Tiểu học Trung Lý 2 ở bản Cò Cài nằm cheo leo bên sườn đồi, điểm trường chính với 44 em học sinh đang theo học.

Lặng thầm “gieo chữ” nơi vùng biên Mường Lát

Thầy Triệu Văn Sệnh, dân tộc Dao, quê xã Pù Nhi (Mường Lát) đang công dạy học tại điểm trường Cò Cài, Trường Tiểu học Trung Lý 2. Lớp thầy Sệnh có 15 em, gồm 4 em lớp 4, 11 em lớp 3.

Lặng thầm “gieo chữ” nơi vùng biên Mường Lát

Thầy Sung Văn Chu, dân tộc Mông, quê xã Nhi Sơn đang là giáo viên chủ nhiệm lớp 5, điểm trường Cò Cài.

Lặng thầm “gieo chữ” nơi vùng biên Mường Lát

Lớp Thầy Chu Văn Sung có 11 em học sinh lớp 5. Thầy Chu cũng đã dạy học ở các bản khó khăn nhất của Mường Lát, trong đó có 2 năm gắn bó với điểm trường Cò Cài.

Lặng thầm “gieo chữ” nơi vùng biên Mường Lát

Cô Cầm Thị Xuân, dân tộc Thái, quê ở xã Luận Khê, huyện Thường Xuân. Sau khi tốt nghiệp khoa Sư phạm Tiểu học, Trường Đại học Hồng Đức, cô lên Mường Lát công tác và gắn bó với Cò Cài được hơn 2 năm nay. Lớp học của cô Xuân có 16 em, gồm 6 em lớp 1, 10 em lớp 2.

Lặng thầm “gieo chữ” nơi vùng biên Mường Lát

Thầy Nguyễn Tiến Hiệp quê huyện Thiệu Hoá, Hiệu trưởng Trường TH Trung Lý 2 đã có 21 năm gắn bó với mảnh đất Mường Lát. Thầy Hiệp cho biết, nhà trường có 1 điểm chính (bản Cò Cài) và 5 điểm lẻ ở các bản: Cá Giáng, Cánh Cộng, Tà Cóm, Lìn, Pá Búa, với tổng số 368 HS, trong đó có 291 em thuộc hộ nghèo. 6 bản thì chỉ có bản Lìn có điện nên ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống bà con các bản và việc học tập, giảng dạy của thầy cô giáo, các em học sinh. Vừa qua, nhà trường vừa được Công ty CP Xây dựng và Đầu tư phát triển nông thôn Miền Tây giúp đỡ lắp điện năng lượng mặt trời, các thầy cô giáo cũng đã có điện để soạn giáo án, được sử dụng quạt mát. Việc học tập, sinh hoạt của thầy trò nơi đây đã trở nên thuận lợi hơn rất nhiều

Lặng thầm “gieo chữ” nơi vùng biên Mường Lát

Cách trung tâm xã Trung Lý, huyện Mường Lát gần 50 cây số, đời sống của đồng bào dân tộc Mông ở các bản Tà Cóm, Cá Giáng, Cánh Cộng… còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, vì vậy việc gieo chữ nơi này càng khó khăn, vất vả hơn.

Lặng thầm “gieo chữ” nơi vùng biên Mường Lát

Lớp học của thầy Sùng A Chai ở khu Cánh Cộng có 14 học sinh lớp 3. Thầy Sùng A Chai là người con bản Tà Cóm. Tốt nghiệp khoa Tiểu học, Trường Đại học Hồng Đức, thầy được về dạy học tại quê nhà và mong muốn đem con chữ đến các em học sinh nơi đây.

Lặng thầm “gieo chữ” nơi vùng biên Mường Lát

Thầy Phạm Văn Mùi quê ở huyện Cẩm Thủy lên công tác ở Mường Lát đã 8 năm và gắn bó với điểm trường Tà Cóm, Cá Giáng. Đường sá đi lại khó khăn, nên một năm về quê vài bận. Hiện hai vợ chồng thầy Mùi đang ở khu tập thể điểm trường mầm non Cá Giáng.

Lặng thầm “gieo chữ” nơi vùng biên Mường Lát

Cách điểm trường Cánh Cộng hơn 2 cây số, điểm trường bản Tà Cóm, xã Trung Lý với 100% các em đồng bào dân tộc Mông theo học.

Lặng thầm “gieo chữ” nơi vùng biên Mường Lát

Cô Lò Thị Văn quê ở xã Cổ Lũng, huyện Bá Thước đang dạy học ở điểm trường Tà Cóm. Cô Văn dạy các em học sinh lớp 1, với 12 em. Sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Hồng Đức, cô Văn lên công tác tại huyện Mường Lát từ năm 2017. Những ngày đầu đến lớp, cô người Thái, trò người Mông nên việc học rất vất vả, nhưng đến nay việc dạy và học đã ổn định

Lặng thầm “gieo chữ” nơi vùng biên Mường Lát

Thầy Hà Văn Hơn, khu trưởng bản Tà Cóm cho biết: Điểm trường Tà Cóm có 83 học sinh từ lớp 1 đến lớp 5 lớp nhưng chỉ có 4 giáo viên dạy học nên hiện tại thầy dạy cả lớp 4 và lớp 5. Bản Tà Cóm chủ yếu là hộ nghèo, cận nghèo vì vậy đời sống bà con khó khăn, thiếu thốn, các em học sinh được đến trường là sự nỗ lực của gia đình và các em. Các thầy cô giáo thường xuyên động viên các em đến lớp, đến trường để biết cái chữ.

Lặng thầm “gieo chữ” nơi vùng biên Mường Lát

Thầy Va Văn Tuấn quê ở xã Pù Nhi. Lớp học của thầy Tuấn trở nên rộn ràng trong giờ ôn bài. Thầy Tuấn vừa cho các em học sinh lớp 3 ôn Toán, vừa ôn Tiếng Việt. Vào giờ ôn tập, để các em học sinh tiếp thu bài tốt hơn, thầy Tuấn đề ra phương pháp là những bạn khá kèm các bạn học kém, khi các em chưa hiểu thầy sẽ giảng giải thêm.

Lặng thầm “gieo chữ” nơi vùng biên Mường Lát

Trường THCS Nhi Sơn đóng trên địa bàn bản Chim, xã Nhi Sơn, có 18 cán bộ, giáo viên, nhân viên, trong đó chủ yếu là các thầy cô giáo ở miền xuôi lên công tác, gắn bó với mảnh đất biên cương hàng chục năm nay. Ở xã Nhi Sơn có 6 bản gồm các dân tộc Mông, Thái, Mường, Dao, Kinh sinh sống, trong đó dân tộc Mông chiếm 98% dân số.

Lặng thầm “gieo chữ” nơi vùng biên Mường Lát

Cô Ngô Thị Lan, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Pù Nhi đã có 24 năm công tác tại huyện miền núi Mường Lát. Những năm qua Trường Tiểu học Pù Nhi là điểm sáng về chất lượng giáo dục của huyện Mường Lát. Trong trường hầu hết giáo viên đều là người dưới xuôi lên, bởi vậy mỗi thầy cô giáo đều trăn trở làm sao để sự học ở nơi mà họ gắn bó như quê hương thứ 2 ngày một đổi thay.

Lặng thầm “gieo chữ” nơi vùng biên Mường Lát

Tiếp tục hành trình, dừng chân ở điểm trường Chai - Lách, Trường Tiểu học Mường Chanh - xã cuối cùng của huyện vùng cao Mường Lát. Nơi đây có 4 thầy, cô giáo đang dạy học với tổng số 86 em của đồng bào dân tộc Thái, Khơ Mú. Điểm lẻ Chai - Lách được xây dựng năm 2007 do Đồn Biên phòng Quang Chiểu phối hợp nhà tài trợ xây dựng.

Lặng thầm “gieo chữ” nơi vùng biên Mường Lát

Thầy Cút Văn Sao, dân tộc Khơ Mú giáo viên điểm trưởng bản Chai - Lách, tranh thủ giờ nghỉ giải lao, thầy buộc lại hàng rào ở sân trường, trồng hoa góp phần cho ngôi trường thêm sạch - đẹp

Lặng thầm “gieo chữ” nơi vùng biên Mường Lát

Dẫu còn nhiều khó khăn, thiếu thốn nhưng các thầy giáo, cô giáo ở những điểm trường vẫn ngày ngày bám lớp, bám trường, lặng thầm “gieo chữ” nơi vùng biên Mường Lát, mong các em học sinh nơi đây có một tương lai tốt đẹp hơn

Ngọc Huấn


Ngọc Huấn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]