(vhds.baothanhhoa.vn) - Để phát triển kinh tế gia đình, hiện nay người dân trên địa bàn xã Phú Nhuận (Như Thanh) đã du nhập nhiều loại cây trồng, vật nuôi mới mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong đó có hàng chục hộ đã phát triển kinh tế từ mô hình nuôi dúi thương phẩm. Đây là mô hình khá thành công, mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm, mở ra triển vọng cho đối tượng vật nuôi này trên địa bàn.

Nuôi dúi: Hướng phát triển mới ở Phú Nhuận

Để phát triển kinh tế gia đình, hiện nay người dân trên địa bàn xã Phú Nhuận (Như Thanh) đã du nhập nhiều loại cây trồng, vật nuôi mới mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong đó có hàng chục hộ đã phát triển kinh tế từ mô hình nuôi dúi thương phẩm. Đây là mô hình khá thành công, mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm, mở ra triển vọng cho đối tượng vật nuôi này trên địa bàn.

Nuôi dúi: Hướng phát triển mới ở Phú Nhuận

Gia trại nuôi dúi của anh Nguyễn Văn Huấn ở thôn Phú Phượng 1, xã Phú Nhuận.

Đến gia trại nuôi dúi của anh Nguyễn Văn Huấn ở thôn Phú Phượng 1, xã Phú Nhuận khi anh đang tất bật chẻ tre, mía làm thức ăn cho đàn dúi. Khu nuôi dúi nằm trên khu đất sau lưng gia đình, với hơn 50 ô chuồng được xây kiên cố để nuôi dúi giống và thương phẩm.

Anh Huấn chia sẻ: Qua tìm hiểu trên các phương tiện thông tin đại chúng, gia đình biết đến mô hình nuôi dúi có chi phí thấp nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao, thích hợp với điều kiện khí hậu mát mẻ của địa phương nên đã quyết định mày mò học hỏi, tìm nguồn giống bảo đảm chất lượng để phát triển kinh tế.

Năm 2018, anh Huấn đã bắt đầu xây chuồng trại nuôi và mua 10 cặp dúi giống sinh sản. Với hơn 100 m2 chuồng trại, anh đã xây làm nhiều ô và chia thành nhiều ngăn theo kích thước 50 x 50 (cm) để nuôi dúi.

Anh Huấn cho biết: Vì dúi rất mẫn cảm với tiếng động và ánh nắng nên chuồng phải thiết kế kín gió, ít bị ảnh hưởng bởi tiếng động và không bị ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào. Thức ăn của dúi cũng rất đơn giản, dễ tìm kiếm gồm tre, nứa, ngô, mía, cỏ vôi, tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp. Đồng thời, thức ăn phải khô ráo, sạch sẽ để dúi phòng tránh được bệnh tiêu chảy và sinh trưởng, phát triển tốt.

Nuôi dúi: Hướng phát triển mới ở Phú Nhuận

Nguồn thức ăn của dúi khá đơn giản, dễ tìm kiếm gồm tre, nứa, ngô, mía, cỏ vôi, tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp.

Nhờ chủ động học hỏi và đúc rút kinh nghiệm nên anh Nguyễn Văn Huấn khá thành công với mô hình nuôi dúi. Chỉ sau hơn 1 năm, khu chuồng trại của gia đình anh đã có quy mô hơn 400 con dúi, lúc cao điểm đạt khoảng 500 con, với hai giống là dúi má đào và dúi mốc.

Anh Huấn cho biết: Mỗi năm dúi cái đẻ 3 lứa, mỗi lứa 2-3 con, khi con non sinh ra khoảng 2-3 tháng là có thể bán dúi giống, mỗi cặp dúi giống bình quân khoảng 1-1,5 triệu đồng tùy loại. Còn dúi thương phẩm thì sau 7-8 tháng nuôi đạt trọng lượng từ 1,2-1,5 kg, giá bán bình quân 600 nghìn đồng/kg. Với những mối tiêu thụ dúi thương phẩm quen thuộc, hằng năm doanh thu của gia đình anh Huấn đạt gần 500 triệu đồng, lợi nhuận hơn 250 triệu đồng.

Nuôi dúi: Hướng phát triển mới ở Phú Nhuận

Từ 1, 2 hộ nuôi, đến nay trên địa bàn xã Phú Nhuận đã có hàng chục hộ chọn dúi là đối tượng con nuôi để phát triển kinh tế.

Không chỉ hộ gia đình anh Nguyễn Văn Huấn, tại xã Phú Nhuận hiện có 3 hộ nuôi dúi quy mô lớn từ 200-500 con/hộ và hàng chục hộ nuôi nhỏ lẻ.

Khi nhu cầu của thị trường tăng cao thì nuôi dúi đang trở thành sinh kế ổn định, hiệu quả của người dân địa phương.

Ông Ngô Xuân Thân, Chủ tịch UBND xã Phú Nhuận cho biết: Mô hình nuôi dúi khá phù hợp với điều kiện khí hậu, trình độ sản xuất của người dân trên địa bàn xã. Với sự nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm của các hộ anh Huấn, ông Thắng… nhiều hộ gia đình trong xã đã tiếp cận, đến học hỏi và nhân rộng mô hình, mang lại hiệu quả kinh tế hàng trăm triệu đồng/năm.

Nuôi dúi: Hướng phát triển mới ở Phú Nhuận

Để mô hình nuôi dúi hiệu quả, UBND xã đang khuyến khích các hộ nuôi liên kết hỗ trợ nhau về kỹ thuật, thị trường tiêu thụ.

Trước mắt để nghề nuôi dúi trở nên bền vững, hiệu quả, UBND xã đã chỉ đạo các tổ chức đoàn thể tuyên truyền và vận động các hộ nuôi liên kết, hỗ trợ nhau về kỹ thuật sản xuất để bảo đảm chất lượng dúi thương phẩm. Đồng thời, tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho sản phẩm dúi của địa phương, để tạo thành sản phẩm hàng hóa, gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Ngọc Hoà


Ngọc Hoà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]