Lao động cải tạo ở Trại giam Thanh Cẩm
Phạm nhân ở Trại giam Thanh Cẩm (Cục C10, Bộ Công an) được lao động trong môi trường sạch sẽ, thoáng mát và kỷ luật. Chính lao động đã góp phần giúp họ nhận ra giá trị cuộc sống, trân quý mồ hôi của mọi người trong xã hội và bản thân mình để nỗ lực cải tạo, sớm được hoàn lương.
Trại giam Thanh Cẩm đứng chân trên địa bàn xã Cẩm Thành (Cẩm Thủy), hiện giam giữ trên 3.000 phạm nhân. Thời gian qua, Đảng ủy, Ban Giám thị, cán bộ, chiến sỹ trại giam đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, không ngừng đổi mới phương pháp, cách thức giáo dục nhằm cải tạo, cảm hóa phạm nhân. Trong đó, lao động cải tạo là hình thức giáo dục mang lại hiệu quả thiết thực.
Theo pháp luật về thi hành án hình sự, phạm nhân phải lao động cải tạo. Họ làm việc mỗi ngày 8 tiếng, tuần làm việc 5 ngày theo giờ nhà nước. Phạm nhân cũng được hưởng thành quả lao động tùy theo năng suất và hạnh kiểm. Số tiền này được chuyển đổi vào sổ lưu ký của phạm nhân, hoặc được chi trả sau khi hoàn thành chấp hành án phạt tù. (Trong ảnh, Đại tá Đàm Minh Phong, Giám thị Trại giam Thanh Cẩm kiểm tra sản phẩm và động viên phạm nhân yên tâm lao động cải tạo).
Với số lượng lớn phạm nhân, chủ yếu là tù dài hạn, tái phạm nhiều lần, nên việc tổ chức để phạm nhân lao động có kỷ luật cao và thấu hiểu bản chất của lao động là điều không hề dễ dàng. Đảng ủy, Ban Giám thị Trại giam Thanh Cẩm đã tích cực đấu nối, hợp tác với các cơ sở đào tạo nghề, dạy nghề mới cho phạm nhân. Đồng thời tập trung nâng cao công tác quản lý, giáo dục, cảm hóa phạm nhân. Hiện tại, phạm nhân tại Trại giam Thanh Cẩm đang lao động cải tạo một số nghề thủ công mỹ nghệ như: đan lát, làm mi giả, tóc giả, may mặc, mộc, gia công đồ chơi trẻ em... (Trong ảnh, cán bộ ở Phân trại số 1, Trại giam Thanh Cẩm hướng dẫn kỹ thuật nghề bòng bèo cho phạm nhân).
Bên cạnh đó, được sự đầu tư hỗ trợ của Nhà nước, Trại giam Thanh Cẩm đã ưu tiên đầu tư xây dựng, sửa chữa nhà xưởng, tạo môi trường sạch sẽ, thoáng mát cho phạm nhân yên tâm lao động.
Phạm nhân lao động tại xưởng gia công đồ chơi trẻ em.
Ngoài ra, phạm nhân còn được học và thực hành nghề mộc dân dụng. Khi học nghề này, phạm nhân còn được tiếp nhận kỹ thuật và thực hành trên các thiết bị công nghệ mới.
Một phạm nhân thực hành điêu khắc gỗ.
Ngoài làm các nghề thủ công, phạm nhân còn đảm nhận việc trồng rau xanh, để cải thiện bữa ăn ở trại giam.
Theo Đại tá Đàm Minh Phong, Giám thị Trại giam Thanh Cẩm (người trong ảnh), trong số nguyên nhân dẫn tới tội phạm có tình trạng lười lao động, học tập, chỉ biết hưởng thụ, dễ dẫn tới hành vi vi phạm pháp luật. Qua lao động cải tạo, phạm nhân hiểu được giá trị của lao động và thành quả lao động của chính bản thân mình. Từ đó giúp họ có động lực để cải tạo tốt, sớm trở về tái hòa nhập cộng đồng.
Đỗ Đức
- 2024-10-30 07:00:00
Bản tin Tài chính ngày 30/10: Giá vàng liên tục biến động như hiện nay, người mua vàng khó quyết
- 2024-10-30 06:30:00
Dự báo thời tiết ngày 30/10: Các tỉnh miền Bắc lạnh hết tuần
- 2024-10-29 15:26:00
Công bố Hồ sơ di cư Việt Nam 2023: Di cư lao động là loại hình chủ yếu
Ngọc Lặc trồng trên 610km hàng rào xanh
Diện mạo nông thôn mới ở xã miền núi Bình Lương
Điểm nóng ngày 29/10: Cựu tiếp viên hàng không môi giới bán dâm được hưởng án treo
Bản tin Tài chính 29/10: Giá vàng “quay đầu” giảm
Điểm nóng ngày 28/10: Bắt băng cướp chuyên gây án lúc rạng sáng
Vùng cao đổi mới
Vào đông...