(vhds.baothanhhoa.vn) - Mạng xã hội từ lâu đã trở thành “món ăn tinh thần” của mọi người, mọi nhà; giúp chúng ta tiếp cận thông tin nhanh chóng, nội dung phong phú, đa dạng mang lại hiệu quả rất lớn cả trong học tập, công tác, sinh hoạt và đời sống xã hội.

Lừa đảo gắn thẻ người dùng mạng - Chiêu thức cũ, nạn nhân mới

Mạng xã hội từ lâu đã trở thành “món ăn tinh thần” của mọi người, mọi nhà; giúp chúng ta tiếp cận thông tin nhanh chóng, nội dung phong phú, đa dạng mang lại hiệu quả rất lớn cả trong học tập, công tác, sinh hoạt và đời sống xã hội.

Theo báo cáo thường niên WeAreSocial Digital 2024 vừa được phát hành cho biết: 73,3% dân số Việt Nam đang dùng mạng xã hội (MXH). Thời gian trung bình người Việt Nam dùng MXH mỗi ngày là 2 giờ 25 phút, thuộc Top 20 trên thế giới. Không thể phủ nhận những tiện ích mà MXH mang lại; tuy nhiên, đây cũng chính là kẽ hở trong bảo mật thông tin để thực hiện nhiều vụ lừa đảo trực tuyến. Không gian mạng là ảo nhưng tài sản bị chiếm đoạt là thật, thậm chí nhiều người dân “mất trắng” lên tới hàng chục tỷ đồng.

Lừa đảo gắn thẻ người dùng mạng - Chiêu thức cũ, nạn nhân mới

Số lượng người dùng MXH tăng theo các năm với cột mốc ra đời của các mạng xã hội lớn như MySpace hay Friendster. Nguồn: Digital 2024.

Mới đây, hình thức lừa đảo gắn thẻ (tag) tài khoản cá nhân vào các bài đăng với nội dung giật gân, câu like, câu view, kích thích trí tò mò của người dùng MXH để lấy cắp thông tin tài khoản đang khiến người dùng hoang mang, lo lắng khi bỗng nhiên thấy tên tài khoản MXH của mình được gắn thẻ vào một bài đăng có nội dung nhạy cảm đi kèm với đường link. Nhiều người tò mò nhấn ngay vào đường link này vì mong muốn đọc nội dung của bài đăng đó.

Lừa đảo gắn thẻ người dùng mạng - Chiêu thức cũ, nạn nhân mới

Nhiều người dùng mạng bị gắn thẻ (tag) liên tục vào bài viết.Ảnh minh họa.

Cụ thể, các chuyên gia an ninh mạng nhận định, đánh những đòn tâm lý vào người dùng, các đối tượng lừa đảo tung các tin tức gây tò mò, nội dung nhạy cảm liên quan đến đời tư hay đau buồn về người thân, người quen bị tai nạn, sự kiện đang hot hay nhận thưởng, khuyến mại... kích thích người dùng nhấp vào đường link có chứa mã độc. Sau đó, yêu cầu người dùng đăng nhập tài khoản Facebook hoặc gmail để truy cập; thậm chí, nhiều đường link dẫn thẳng người dùng đến trang web khác khiến người dùng mất quyền kiểm soát thiết bị điện thoại của mình. Từ đó, chúng đánh cắp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng chiếm đoạt tài sản.

Lừa đảo gắn thẻ người dùng mạng - Chiêu thức cũ, nạn nhân mới

Người dùng mạng cần cẩn trọng để tránh mắc bẫy. Ảnh minh họa.

Trên thực tế, hình thức lừa đảo bằng đường link chứa mã độc đã xuất hiện từ lâu tuy nhiên chiêu thức lừa đảo lại mới. Đòi hỏi, người dân cần hết sức nâng cao cảnh giác tuyệt đối không nhấn, truy cập vào các đường link lạ, đường link độc hại không rõ nguồn gốc. Trong trường hợp bị gắn thẻ (tag) phải nhanh chóng xóa “tag” tên mình khỏi những bài viết đó và cảnh báo cho những người xung quanh để đề phòng. Đồng thời, không đăng nhập tài khoản trên các đường link không phải là đường link chính thống của các website mạng xã hội. Mặt khác, đề cao cảnh giác khi thực hiện giao dịch trên không gian mạng, cần gọi điện qua SIM hoặc tiến hành các biện pháp xác minh trước khi tiến hành chuyển khoản. Bên cạnh đó, tăng cường bảo mật cho tài khoản mạng xã hội bằng cách bật xác thực bảo mật hai lớp, đặt mật khẩu phức tạp, chú ý đến các thông báo đăng nhập... Thường xuyên cập nhật thông tin, kiến thức liên quan đến các thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt trên mạng không gian mạng.

Theo đó, hành vi chiếm quyền điều khiển tài khoản mạng xã hội để chiếm đoạt tài sản có thể bị xử lý hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ Luật Hình sự, với mức phạt cao nhất là tù chung thân.

Lan Phú


Lan Phú

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]