(vhds.baothanhhoa.vn) - Sau hơn hai năm chuẩn bị Đề án Giảm phát thải và chuyển quyền giảm phát thải vùng Bắc Trung bộ, tháng 6/2020, Bộ NN&PTNT và Ngân hàng Thế giới đã ký kết Thỏa thuận chi trả giảm phát thải.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Chia sẻ lợi ích từ Đề án Giảm phát thải và chuyển quyền giảm phát thải vùng Bắc Trung bộ

Sau hơn hai năm chuẩn bị Đề án Giảm phát thải và chuyển quyền giảm phát thải vùng Bắc Trung bộ, tháng 6/2020, Bộ NN&PTNT và Ngân hàng Thế giới đã ký kết Thỏa thuận chi trả giảm phát thải.

Theo đó, 10,3 triệu tấn Các-bon thuộc Đề án sẽ được hai bên mua bán với giá 5USD/tCO2. Có 3 kịch bản được hai bên thống nhất xây dựng: Kịch bản 1 đạt 100% kết quả giảm phát thải dự kiến, tổng số tiền hưởng lợi gộp là 51,5 triệu USD, sau khi trừ chi phí vận hành, mức hưởng lợi ròng (bao gồm cả khoản dự phòng) để chia sẻ lợi ích giữa các cấp và các bên là 48.016.280 USD; kịch bản 2 đạt 50% kết quả dự kiến, sau khi trừ chi phí vận hành, mức hưởng lợi ròng để chia sẻ lợi ích giữa các cấp và các bên chỉ còn 25.750.000 USD; kịch bản 3 đạt 15% kết quả dự kiến, sau khi trừ chi phí vận hành, mức hưởng lợi ròng để chia sẻ lợi ích giữa các cấp và các bên chỉ còn 4.241.280 USD. Dự kiến phân kỳ chi trả sẽ theo 3 giai đoạn: Kỳ báo cáo 1 từ ngày 1/2/2018 - 31/12/2019 là 3 triệu tấn (tương đương 15 triệu USD, dự kiến chi trả vào cuối năm 2020); kỳ báo cáo 2 từ ngày 1/1/2020 - 31/12/2022 là 4 triệu tấn (20 triệu USD, cuối năm 2023 thanh toán); kỳ báo cáo 3 từ ngày 1/1/2023 - 31/12/2024 là 3,3 triệu tấn (nhận nốt phần tiền còn lại, cuối năm 2025 được thanh toán).

Các bên liên quan tham gia đề án bao gồm: Các cơ quan quản lý nhà nước về lâm nghiệp ở Trung ương và địa phương; các chủ rừng nhà nước, cộng đồng dân cư thôn, các tổ chức hỗ trợ (CSO, NGO) và các bên thuộc khu vực tư nhân. Đề án có phương thức tiếp cận mới trong việc thực hiện, đó là “Tiếp cận quản lý hợp tác thích ứng”, đây là phương thức tiếp cận giúp tăng cường sự tham gia của các bên vào quá trình ra quyết định, tăng cường sự bình đẳng, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các nhóm dễ bị thiệt thòi (phụ nữ, dân tộc thiểu số, cộng đồng...), đồng thời giúp giải quyết các vấn đề liên quan tới quản trị tài nguyên, chia sẻ lợi ích và tăng cường tiếng nói cũng như sự hợp tác trong việc quản lý tài nguyên thiên nhiên nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của các bên liên quan và liên tục rút kinh nghiệm để điều chỉnh cho phù hợp, tránh những thất bại rủi ro tiềm ẩn. “Tiếp cận quản lý hợp tác thích ứng” được thực hiện trên cơ sở văn bản thỏa thuận giữa chủ rừng nhà nước và cộng đồng dân cư sở tại trong việc giao khoán, bảo vệ rừng. Khác với các hợp đồng giao khoán bảo vệ rừng thông thường, thỏa thuận này được xây dựng trên cơ sở đồng thuận giữa các bên, ít nhất 60% diện tích rừng do các chủ rừng nhà nước quản lý phải giao khoán cho cộng đồng, vai trò của cộng đồng trong quản lý, bảo tồn và phát triển tài nguyên được tăng cường và có sự giám sát chặt chẽ của Hội đồng quản lý rừng và Ban “Tiếp cận quản lý hợp tác thích ứng”.

Đề án Giảm phát thải và chuyển quyền giảm phát thải vùng Bắc Trung bộ hàng nghìn hộ trồng rừng sẽ được hưởng lợi.

Thanh Hoá đã đăng ký Bộ NN&PTNT tham gia đề án (Công văn 9070/UBND-NN ngày 7/12/2012 của UBND tỉnhThanh Hóa) thực hiện trên phạm vi 138 xã tại 16 huyện, gồm Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn, Lang Chánh, Bá Thước, Thường Xuân, Như Xuân, Như Thanh, Cẩm Thủy, Ngọc Lặc, Hoằng Hoá, Hậu Lộc, Tĩnh Gia (nay là thị xã Nghi Sơn), Thạch Thành, Hà Trung, Quảng Xương với diện tích 240 nghìn ha rừng.

Theo Đề án, kế hoạch chia sẻ lợi ích sẽ được xác định trên các tiêu chí: Tỷ lệ đóng góp của các tỉnh cho kết quả giảm phát thải của đề án; tỷ lệ diện tích rừng tự nhiên của các tỉnh so với tổng diện tích rừng tự nhiên của cả vùng; tỷ lệ diện tích đất lâm nghiệp và tỷ lệ đóng góp của ACMA dự kiến so với toàn đề án (%); sự tham gia và hưởng lợi của cộng đồng dân cư được coi là chính và ưu tiên. Theo đó, Thanh Hóa có tỷ lệ diện tích rừng tự nhiên so với toàn vùng là 17.4%, tỷ lệ đóng góp cho kết quả giảm phát thải của toàn vùng 8.2%, tỉ lệ đóng góp trung bình so với toàn vùng là 12.81%. Dự kiến lượng giảm phát thải là 1.359.600 triệu tấn, tương đương mức hưởng lợi ròng để chia sẻ lợi ích giữa các cấp và các bên là 6.150.709 USD. Dòng tiền này dự kiến sẽ được phân bổ cho các bên liên quan bao gồm: phân bổ khoảng 6% ngân sách cho các cơ quan quản lý nhà nước về lâm nghiệp ở tỉnh, huyện và 94% ngân sách phân bổ về cơ sở.

Phương thức giải ngân trực tiếp nguồn tiền chi trả được Bộ NN&PTNT giao cho Quỹ Bảo vệ & Phát triển rừng Trung ương và cấp tỉnh chịu trách nhiệm chi trả, dưới sự chỉ đạo, giám sát và hỗ trợ của các bộ, ban, ngành và các cấp chính quyền liên quan từ Trung ương đến địa phương trên cơ sở tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam và thuân thủ thỏa thuận chi trả giảm phát thải được ký kết giữa Bộ NN&PTNT và Ngân hàng Thế giới.

Nguồn tiền chi trả từ đề án tuy không lớn so với nhu cầu trong công tác quản lý và phát triển rừng bền vững trên địa bàn toàn tỉnh nhưng có ý nghĩa rất đặc biệt bởi đây là đề án đầu tiên tại Việt Nam bán được các-bon rừng và có cách tiếp cận mới giúp tăng cường hợp tác hiệu quả giữa các khu vực công với khu vực tư nhân, đặc biệt sự hợp tác giữa các chủ rừng nhà nước và cộng đồng dân cư địa phương ở các quy mô, cấp độ khác nhau trong các điều kiện khác nhau để đạt được các kết quả bền vững đóng góp cho mục tiêu chung mà các bên cùng quan tâm. Thành công của đề án sẽ làm thay đổi quan điểm, phương pháp tiếp cận về vai trò và sự hợp tác của các bên liên quan, đồng thời mở ra cơ hội thuận lợi trong việc kêu gọi hợp tác, đầu tư trong nước và quốc tế trong chiến lược quản lý và phát triển tài nguyên rừng bền vững trong tương lai.

Hà Tâm


Hà Tâm

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]