(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Thanh Hóa nằm trong khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của mưa bão, lũ lụt. Do vậy, để ứng phó với những diễn biến phức tạp của tình hình thời tiết năm nay, ngành y tế đã chủ động chuẩn bị sẵn sàng thuốc, hóa chất và các phương tiện phòng, chống dịch, cung cấp đầy đủ cho các địa phương có nguy cơ cao bùng phát dịch bệnh khi có lũ lụt xảy ra.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đảm bảo cơ số thuốc phòng, chống dịch bệnh mùa bão lũ

(VH&ĐS) Thanh Hóa nằm trong khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của mưa bão, lũ lụt. Do vậy, để ứng phó với những diễn biến phức tạp của tình hình thời tiết năm nay, ngành y tế đã chủ động chuẩn bị sẵn sàng thuốc, hóa chất và các phương tiện phòng, chống dịch, cung cấp đầy đủ cho các địa phương có nguy cơ cao bùng phát dịch bệnh khi có lũ lụt xảy ra.

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên diễn biến thời tiết diễn ra phức tạp, khó lường. Do vậy, ngay từ đầu năm Sở Y tế đã chỉ đạo các bộ phận chuyên môn triển khai kế hoạch, các bước phòng, chống khắc phục hậu quả bão lụt, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai và không để dịch bệnh xảy ra. Xây dựng “Phương án phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2015”, theo đó toàn ngành đã thành lập 71 tổ vận chuyển cấp cứu, 34 đội phẫu thuật, 64 đội phòng dịch, tuyến tỉnh thường trực từ 1 - 2 xe cứu thương, còn tuyến huyện là 1 xe cứu thương. Sở Y tế cũng đã phối hợp với Công ty CP Dược - Vật tư Y tế Thanh Hóa và Công ty Thiết bị Vật tư Y tế Thanh Hóa chuẩn bị 153 cơ số thuốc, 43 cơ số y dụng cụ, dịch truyền đáp ứng kịp thời khi có mưa bão.

Song song với việc chuẩn bị cơ sở vật chất, ngành cũng đã tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ y tế cơ sở, tổ đội cấp cứu về “Xử trí ban đầu các triệu chứng bệnh hay gặp khi có thiên tai, thảm họa”, phát hiện kịp thời những trường hợp có biểu hiện bệnh có nguy cơ lây lan thành dịch, báo cáo tuyến trên kịp thời và có phương án khống chế dập dịch theo từng loại bệnh...

(Ảnh minh họa).

Hiện tại, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh đã cấp đủ Cloramin B, phèn chua cho các địa phương, cấp phát hóa chất cho các hộ gia đình ở những vùng trọng điểm để xử lý môi trường và nguồn nước khi có bão lụt. Trong trường hợp bão lớn, bệnh viện đa khoa các huyện, thị, TP giúp các xã vùng thấp có phương án tổ chức sơ tán bệnh nhân đến nơi an toàn. Mỗi đơn vị phải chuẩn bị thức ăn dự trữ cho bệnh nhân và cơ số thuốc theo danh mục thuốc bão lụt để chuyển đến các vùng trọng yếu, trạm y tế hay cụm dân cư giao cho các cơ sở chịu trách nhiệm khi có lũ lớn. Ở vùng sâu, vùng xa, vận động các hộ gia đình xây dựng tủ thuốc gia đình với các loại thuốc, hóa chất cần thiết như: thuốc đau bụng, dầu xoa, thuốc nhỏ mắt, orezon, clormin...

Cùng với khâu chuẩn bị, ngành y tế cũng đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phòng, chống lụt bão, hướng dẫn nhân dân tự vệ sinh phòng bệnh, nhất là phương án xử lý làm sạch nước uống trước khi có sự can thiệp của nhân viên y tế khi xảy ra mưa bão.

Nhờ việc triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh như trên nên trong đợt mưa lũ kéo dài vừa qua đã không có dịch bệnh bùng phát. Các địa phương ngập lụt như: Quan Hóa, Lang Chánh… ngay sau khi nước rút thì các nhân viên y tế cùng với nhân dân tiến hành dọn dẹp vệ sinh môi trường, phun hóa chất, xử lý ô nhiễm môi trường bằng cloramin B.

Vân Anh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]