Lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính đã giảm và chất lượng không khí đang tăng lên trong bối cảnh chính phủ các nước thực hiện các biện pháp ứng phó với đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, đây không thể được coi là vấn đề mang lại lợi ích cho môi trường.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hành động cải thiện môi trường sau khi đại dịch COVID-19 kết thúc

Lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính đã giảm và chất lượng không khí đang tăng lên trong bối cảnh chính phủ các nước thực hiện các biện pháp ứng phó với đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, đây không thể được coi là vấn đề mang lại lợi ích cho môi trường.

Giám đốc điều hành Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc (UNEP) - bà Inger Andersen. (Ảnh: UNEP)

Đây là thông điệp do Giám đốc điều hành Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc (UNEP) - bà Inger Andersen đưa ra ngày 5/4. Theo quan điểm của bà Andersen thì đại dịch COVID-19 đã gây ra những hậu quả khủng khiếp và không thể tưởng tượng nổi đối với đời sống của con người. Để đối mặt với đại dịch này, như Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã kêu gọi chúng ta cần đưa ra một cách ứng phó chưa từng có tiền lệ - đó là “một kế hoạch thời chiến”.

Tuy nhiên, vào thời điểm chúng ta nhích khỏi “phản ứng thời chiến” để xây dựng lại mọi thứ tốt đẹp hơn, chúng ta cần phát đi các tín hiệu về môi trường và lý giải về ý nghĩa của các tín hiệu này đối với tương lai và sự thịnh vượng của chúng ta, bởi đại dịch COVID-19 không thể được xem là một tình huống “trong cái rủi có cái may” đối với môi trường. Bà Anderson cảnh báo, sự bùng phát của đại dịch COVID-19 sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng và kéo dài về kinh tế, xã hội ở “mọi ngõ ngách” trên thế giới.

“Những tác động tích cực, có thể nhìn thấy là chất lượng chất lượng không khí được cải thiện hoặc giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính chỉ là tạm thời. Bởi những điều này đến từ sự suy thoái kinh tế đầy bi thảm và tình cảnh khốn khó của con người” - lãnh đạo cấp cao của UNEP bày tỏ.

Bà Anderson cảnh báo, đại dịch COVID-19 sẽ dẫn tới sự gia tăng lượng chất thải y tế và các chất thải nguy hại. Đây không phải là mô hình ứng phó với môi trường, ít nhất là từ góc độ nhìn nhận của các nhà hoạt động môi trường. Trên thực tế, Viện Hải dương học Sripps cũng đã khuyến cáo rằng, việc sử dụng hóa thạch sẽ phải giảm khoảng 10% trên quy mô toàn thế giới, và điều này sẽ cần duy trì trong 1 năm để đưa ra những đánh giá rõ ràng về nồng độ carbon dioxide.

“Bất kỳ tác động tích cực nào về môi trường sau đại dịch khủng khiếp này, phải xuất phát từ thay đổi thói quen sản xuất và tiêu dùng của chúng ta theo hướng sạch hơn và xanh hơn” - bà Anderson nêu rõ.

Lãnh đạo UNEP khẳng định, chỉ những thay đổi về hệ thống trong dài hạn mới làm thay đổi quỹ đạo của nồng độ carbon dioxide trong khí quyển. Vì thế, sau khi cuộc khủng hoảng này kết thúc, khi các gói kích thích kinh tế được tung ra, thì chúng ta sẽ có cơ hội thực sự để đáp ứng nhu cầu đó, với các gói đầu tư năng lượng tái tạo xanh, các tòa nhà thông minh, giao thông xanh và giao thông công cộng.

Các nhiệm vụ cụ thể được bà Anderson đưa ra gồm xây dựng được một hành tinh khỏe mạnh, bảo toàn thiên nhiên hoang dã và thiết lập nên các nền kinh tế khác biệt, mà trong đó các công việc xanh, tăng trưởng xanh và một lối sống khác biệt được thúc đẩy. Theo quan điểm của bà Anderson thì sức khỏe của con người và hành tinh là một với nhiều nét tương đồng. Một trụ cột quan trọng trong kế hoạch phục hồi sau khi đại dịch COVID-19 kết thúc là phải tiến đến một khuôn khổ tham vọng, có thể đong đếm được và toàn diện. Bởi việc giữ gìn thiên nhiên nhiên phong phú, đa dạng và hưng thịnh là một phần trong hệ thống hỗ trợ cuộc sống của chúng ta.

Theo dangcongsan.vn


Theo dangcongsan.vn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]