(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Nuôi nhốt đại gia súc dưới gầm sàn ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của chính chủ hộ nuôi và môi trường khu dân cư. Mặc dù chính quyền địa phương và người chăn nuôi đã có nhiều giải pháp để khắc phục, nhưng từ nhiều nguyên nhân nên số hộ làm chuồng đạt theo tiêu chuẩn quy định vẫn rất hạn chế.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Lang Chánh: Chuồng trại vẫn còn nằm sát nhà dân

(VH&ĐS) Nuôi nhốt đại gia súc dưới gầm sàn ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của chính chủ hộ nuôi và môi trường khu dân cư. Mặc dù chính quyền địa phương và người chăn nuôi đã có nhiều giải pháp để khắc phục, nhưng từ nhiều nguyên nhân nên số hộ làm chuồng đạt theo tiêu chuẩn quy định vẫn rất hạn chế.

Trong thời gian qua, cùng với hơn 200 hộ nuôi trâu, bò của xã, gia đình bà Lê Thị Tươi, ở thôn Chiềng Nang, xã Giao An (Lang Chánh) được địa phương hỗ trợ 3 tạ xi măng cứng hóa nền chuồng để di chuyển gia súc ra khỏi gầm sàn, nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường sống khu dân cư. Thế nhưng, do diện tích đất ở có hạn, địa hình dốc nên chuồng trâu mới của gia đình bà Tươi cũng chẳng thể di chuyển ra cách xa nhà và việc ô nhiễm môi trường sống là không thể tránh khỏi.Bà Tươi, cho biết: Vẫn biết là nuôi nhốt gia súc gần nơi ở ô nhiễm lắm, nhưng gia đình tôi không biết làm sao khác vẫn phải nuôi trâu để lấy sức kéo phục vụ sản xuất.

Hiện tại, xã Giao An có trên 350 hộ nuôi gia súc, nhưng tỷ lệ làm chuồng nuôi đạt tiêu chuẩn cách xa nhà ở từ 20 m trở lên mới chỉ đạt dưới 35%. Nguyên nhân được người dân và chính quyền địa phương cho biết là do: địa hình dốc và quỹ đất ở của các gia đình có hạn, nếu làm chuồng đạt yêu cầu thì lại ảnh hưởng đến hộ khác.

Ông Lê Văn Tiến - Chủ tịch UBND xã Giao An, huyện Lang Chánh cho biết: Địa phương sẽ tiếp tục rà soát những hộ có quỹ đất cho phép thì vận động di dời chuồng nuôi đến nơi đạt tiêu chuẩn. Đối với những hộ không có quỹ đất thì vận động giảm đàn hoặc thôi nuôi. Cùng với đó, quy hoạch vùng chăn thả theo từng thôn bản.

Lanh Chánh có tổng đàn đại gia súc lớn so với các huyện miền núi của tỉnh, tỷ lệ hộ nuôi nhốt trâu, bò của huyện chiếm trên 65%. Mặc dù tỷ lệ số hộ nuôi nhốt trâu bò dưới gầm sàn trên địa bàn huyện đã cơ bản không còn, nhưng số hộ có chuồng trại trăn nuôi đạt tiêu chuẩn cách nhà từ 20 m trở lên thì vẫn dưới 30% tổng số hộ nuôi. Do đó, tình trạng ô nhiễm môi trường trong cộng đồng dân cư là rất cao.

Thực trạng chuồng trại chăn nuôi chưa đạt tiêu chuẩn không chỉ diễn ra ở huyện Lang Chánh, mà là thực trạng chung trong phát triển con nuôi đại gia súc ở các huyện miền núi của tỉnh. Do đó, để đảm bảo điều kiện môi trường sống cho gia đình và trong cộng đồng dân cư thì ngoài sự vào cuộc của các cấp chính quyền địa phương, người dân cũng cần nâng cao ý thức trong việc bảo vệ môi trường sống. Ngoài việc hàng ngày tiến hành dọn vệ sinh chuồng trại, bà con cần định kỳ hàng tuần quy định 1 ngày thực hiện tổng vệ sinh chuồng trại và khu vực chăn nuôi, thu gom rác thải chăn nuôi về nơi quy định để xử lý và phun khử trùng để tiêu diệt mầm bệnh cư trú hoặc tiềm ẩn trong môi trường.

Tống Hương



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]