Nhân dịp Ngày quốc tế Không khí sạch vì bầu trời xanh lần đầu tiên được kỷ niệm vào ngày 7/9, Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres đã kêu gọi thay đổi toàn diện và một cách có hệ thống để ngăn chặn phát thải các chất ô nhiễm không khí.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Liên hợp quốc kêu gọi thay đổi căn bản để ngăn chặn phát thải chất ô nhiễm

Nhân dịp Ngày quốc tế Không khí sạch vì bầu trời xanh lần đầu tiên được kỷ niệm vào ngày 7/9, Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres đã kêu gọi thay đổi toàn diện và một cách có hệ thống để ngăn chặn phát thải các chất ô nhiễm không khí.

Phát triển các nguồn năng lượng sạch góp phần hạn chế ô nhiễm không khí. (Ảnh minh họa: Khánh Linh)

Theo Liên hợp quốc, trên thế giới, cứ 10 người thì có 9 người hít thở không khí ô nhiễm. Ô nhiễm không khí là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh tim, đột quỵ, ung thư phổi và các bệnh đường hô hấp khác.

Ước tính, tình trạng ô nhiễm không khí này gây ra 7 triệu ca tử vong sớm mỗi năm, chủ yếu ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Nó cũng đe dọa nền kinh tế, an ninh lương thực và môi trường.

Trước thực trạng đáng lo ngại này, vào tháng 12/2019, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Nghị quyết về việc thành lập Ngày quốc tế Không khí sạch vì bầu trời xanh. Theo đó, Ngày quốc tế Không khí sạch đầu tiên diễn ra vào ngày 7/9/2020, tạo tiền đề cho các Ngày quốc tế không khí sạch sẽ được tổ chức vào những năm tiếp theo.

Trong thông điệp đưa ra nhân ngày kỷ niệm này, nhà lãnh đạo cấp cao của Liên hợp quốc cho biết: “Khi chúng ta phục hồi sau đại dịch do virus Corona, thế giới cần quan tâm nhiều hơn đến ô nhiễm không khí, điều này cũng đang làm trầm trọng thêm các nguy cơ từ COVID-19”. Ngoài ra, “chúng ta cũng cần khẩn trương giải quyết mối đe dọa sâu hơn của biến đổi khí hậu” - ông nói thêm, đồng thời lưu ý: “Hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C sẽ giúp giảm ô nhiễm không khí, số người chết và bệnh tật”.

Tổng thư ký lưu ý rằng các biện pháp ngăn chặn được thực hiện trong năm nay đã giảm đáng kể lượng khí thải và cho phép nhiều thành phố được hít thở không khí sạch hơn; tuy nhiên, lượng khí thải đang tăng lên và thậm chí vượt quá mức trước đại dịch ở một số nơi. Trong bối cảnh đó, ông António Guterres nhấn mạnh: “Chúng ta cần thay đổi căn bản và có hệ thống. Điều cấp thiết hơn bao giờ hết là tăng cường các tiêu chuẩn, chính sách và luật pháp về môi trường, nhằm ngăn chặn phát thải các chất gây ô nhiễm không khí".

Theo người đứng đầu Liên hợp quốc, các nước cũng phải ngừng trợ cấp cho nhiên liệu hóa thạch, và ở cấp độ quốc tế, các nước phải hợp tác để giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình chuyển đổi sang công nghệ sạch. Tổng thư ký António Guterres kêu gọi các chính phủ tiếp tục tài trợ cho các dự án liên quan đến nhiên liệu hóa thạch ở các nước đang phát triển chuyển hướng hỗ trợ này sang năng lượng sạch và giao thông bền vững; đồng thời kêu gọi tất cả các quốc gia sử dụng các gói kích thích hậu đại dịch để hỗ trợ quá trình chuyển đổi sang việc làm lành mạnh và bền vững.

Theo dangcongsan.vn


Theo dangcongsan.vn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]