Ngày 4/11, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết nước này đã chính thức thông báo cho Liên hợp quốc về ý định rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, đưa Mỹ trở thành “nền kinh tế lớn nhất thế giới” đứng ngoài thỏa thuận toàn cầu này.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Mỹ khởi động tiến trình rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu

Ngày 4/11, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết nước này đã chính thức thông báo cho Liên hợp quốc về ý định rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, đưa Mỹ trở thành “nền kinh tế lớn nhất thế giới” đứng ngoài thỏa thuận toàn cầu này.

Tổng thống D.Trump.jpg

Tổng thống D.Trump xem Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu là "không công bằng" và giới hạn ngành công nghiệp chế tạo của nước Mỹ. (Ảnh:Ludovic Marin/AFP/Getty Images)

Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu được thông qua tại Hội nghị Thượng đỉnh về khí hậu của Liên hợp quốc COP 21 ở Paris (Pháp) năm 2015, nhằm mục tiêu cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính về mức gần 0 vào năm 2050 hoặc sau đó. Tổng cộng đã có 187 nước và vùng lãnh thổ ký kết vào bản Hiệp định lịch sử này.

Tuy nhiên, đến tháng 6/2017, Tổng thống Mỹ D.Trump đã công bố kế hoạch rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu - vốn được xem là không công bằng và giới hạn ngành công nghiệp chế tạo của Mỹ để bảo vệ đất nước và người dân Mỹ. Tuy nhiên, người đứng đầu Nhà Trắng cũng để ngỏ khả năng sẽ bắt đầu đàm phán lại nhằm mang đến một thỏa thuận "công bằng hơn" cho doanh nghiệp và người dân Mỹ.

Trong một tuyên bố đưa ra ngày 4/11, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo khẳng định nước Mỹ sẽ tiếp tục xây dựng nên một mô hình “thực tế và thực dụng”, đồng thời chứng minh rằng, sự đổi mới và mở cửa thị trường sẽ mang lại sự thịnh vượng hơn, lượng khí thải ít hơn và các nguồn năng lượng an toàn hơn.

Bên cạnh đó, nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ cũng nhắc lại lập trường đã được ông D.Trump đưa ra vào năm 2017 rằng, Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu đã đặt một “gánh nặng kinh tế không công bằng” lên vai nước Mỹ. Cách tiếp cận của Mỹ được đưa ra dựa trên tình hình thực tế và thông qua việc sử dụng tất cả công nghệ và nguồn năng lượng sạch và hiệu quả, gồm nhiên liệu hóa thạch, năng lượng hạt nhân và năng lượng tái tạo.

Hiện Liên hợp quốc đang kêu gọi các nước trên thế giới tăng cường các biện pháp chống lại sự ấm lên của trái đất, cùng với lời cảnh báo rằng kịch bản này có nguy cơ kéo theo những thảm họa thiên nhiên tàn khốc. Hưởng ứng thông điệp trên, trong nhiều tháng trở lại đây, đã xuất hiện một làn sóng hối thúc cộng đồng thế giới “hành động nhiều hơn nữa” để chống lại sự ấm dần lên của trái đất, nhất là đối với hai nền kinh tế hàng đầu và cũng được xem là hai nguồn phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính lớn nhất thế giới là Trung Quốc và Mỹ.

Thông báo về việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước Paris về biến đổi khí hậu ngay lập tức đã gây ra những phản ứng đầu tiên sau khi ông Robert Menendez, nghị sĩ đảng Dân chủ tại Ủy ban Đối ngoại Thượng viện cáo buộc chính quyền của Tổng thống D.Trump "một lần nữa thể hiện thiếu tôn trọng các đồng minh, nhắm mắt làm ngơ trước sự thật và tiếp tục chính trị hóa thách thức môi trường lớn nhất thế giới". Theo quan điểm của ông Menendez thì quyết định này sẽ trở thành một trong những ví dụ tồi tệ nhất về việc từ bỏ vị thế lãnh đạo của Mỹ và nhượng bộ về quyền lực cho những nền kinh tế như Trung Quốc, Ấn Độ và các nước khác.

Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu quy định các nước tham gia ký kết chỉ có thể chính thức đề xuất rút khỏi Hiệp định sau 3 năm kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực (vào ngày 4/11/2019) và việc rút khỏi Hiệp định cũng sẽ có hiệu lực sau 1 năm kể từ ngày thông báo. Điều đó có nghĩa rằng, Mỹ sẽ có thể khởi động các bước đi trên thực tế và không còn là thành viên của Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu vào ngày 4/11/2020, tức là 1 ngày ngay sau khi diễn ra Ngày bầu cử 2020. Chính vì thế, việc thông báo rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu không chỉ được xem là “một nước cờ” của ông D.Trump trước thềm bước vào chiến dịch tái tranh cử để thu hút thêm nhiều cử tri ủng hộ, nhất là những người hoạt động trong ngành công nghiệp than đá. Đây cũng được dự báo sẽ trở thành một chủ đề “hâm nóng” cuộc chạy đua vào Nhà Trắng diễn ra trong năm tới.

Theo dangcongsan.vn


Theo dangcongsan.vn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]