Một báo cáo mới của Christian Aid công bố ngày 28/12 cho biết, trong năm 2020 là một năm khủng hoảng khí hậu và chỉ ra 15 thảm họa khí hậu tàn phá nặng nề nhất trong năm. Trong đó, có 10 sự kiện gây thiệt hại trên 1.5 tỷ USD, và có đến 9 trong 10 sự kiện gây thiệt hại ít nhất 5 tỷ USD.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Năm 2020: Thời tiết cực đoan gây thiệt hại hàng tỷ USD

Một báo cáo mới của Christian Aid công bố ngày 28/12 cho biết, trong năm 2020 là một năm khủng hoảng khí hậu và chỉ ra 15 thảm họa khí hậu tàn phá nặng nề nhất trong năm. Trong đó, có 10 sự kiện gây thiệt hại trên 1.5 tỷ USD, và có đến 9 trong 10 sự kiện gây thiệt hại ít nhất 5 tỷ USD.

Cơn bão Amphan, đổ bộ vào Vịnh Bengal hồi tháng Năm và gây ra thiệt hại 13 tỷ USD chỉ trong vài ngày. (Ảnh: NASA)

Trong khi báo cáo tập trung vào thiệt hại tài chính, con số thiệt hại thường cao hơn đối với những nước giàu hơn bởi họ có nhiều tài sản có giá trị hơn, một vài sự kiện thời tiết cực đoan năm 2020 đã tàn phá các nước nghèo hơn, dù vậy thì thiệt hại vẫn nhỏ hơn. Ví dụ như Nam Sudan đã trải qua những trận lụt nghiêm trọng nhất từng ghi nhận, khiến 138 người thiệt mạng cũng như phá hủy toàn bộ mùa màng trong năm.

Một số thảm họa diễn ra rất nhanh, như Cơn bão Amphan, đổ bộ vào Vịnh Bengal hồi tháng Năm và gây ra thiệt hại 13 tỷ USD chỉ trong vài ngày. Các sự kiện khác diễn ra trong nhiều tháng, như lũ lụt ở Trung Quốc và Ấn Độ, ước tính thiệt hại lần lượt là 32 tỷ USD và 10 tỷ USD.

Sáu trong số mười sự kiện gây thiệt hại nhiều nhất đã diễn ra ở châu Á, năm trong số đó liên quan đến một đợt gió mùa gây mưa bất thường. Và ở châu Phi, những đàn châu chấu khổng lồ đã tàn phá mùa màng cũng như thảm thực vật ở một số quốc gia, gây thiệt hại ước tính 8,5 tỷ USD. Sự bùng phát các thảm họa này có liên quan đến độ ẩm do những trận mưa bất thường gây ra bởi biến đổi khí hậu.

Nhưng chúng ta có thể cảm nhận được tác động của thời tiết khắc nghiệt trên toàn thế giới. Ở châu Âu, chỉ riêng hai bão lốc nhiệt đới đã gây tổng thiệt hại gần 6 tỷ USD. Và Hoa Kỳ đã phải hứng chịu cả một mùa bão cùng một mùa hỏa hoạn kỷ lục với thiệt hại lên tới hơn 60 tỷ USD.

Một số nơi thưa dân hơn cũng phải gánh chịu hậu quả của nóng lên toàn cầu. Tại Siberia, đợt nắng nóng ở thành phố Verkhoyansk trong nửa đầu năm đã lập kỷ lục với nhiệt độ lên tới 38°C. Vài tháng sau, ở nửa kia địa cầu, nắng nóng và hạn hán đã làm bùng phát các đám cháy ở Bolivia, Argentina, Paraguay và Brazil. Mặc dù không có báo cáo thương vong về người trong những sự kiện này, nhưng việc những khu vực bị phá hủy này có tác động lớn đến đa dạng sinh học và ảnh hưởng tới khả năng thích ứng của thế giới để ứng phó với một trái đất đang ngày một nóng lên.

Mặc dù biến đổi khí hậu có thể ảnh hưởng đến tất cả những sự kiện này, nhưng nhiều quốc gia ít gây ra sự nóng lên toàn cầu cũng đã phải hứng chịu ảnh hưởng. Các nước này bao gồm Nicaragua, nơi bị ảnh hưởng bởi cơn bão Iota, cơn bão mạnh nhất trong mùa bão Đại Tây Dương và Philippines, nơi các cơn bão Goni và Vamco đổ bộ gần như liên tiếp.

Những sự kiện thời tiết cực đoan này nêu bật lên yêu cầu rằng con người cần có hành động khẩn cấp để ứng phó với biến đổi khí hậu. Thỏa thuận Paris vừa tròn 5 năm, đã đặt ra mục tiêu giữ nhiệt độ tăng ở mức "thấp hơn" 2°C và lý tưởng là 1,5°C, so với thời kỳ tiền công nghiệp. Điều quan trọng là các quốc gia phải cam kết thực hiện các mục tiêu mới trước hội nghị về khí hậu tiếp theo diễn ra tại Glasgow vào tháng 11 năm 2021.

Tác giả báo cáo, Tiến sĩ Kat Kramer, trưởng nhóm chính sách khí hậu của tổ chức Christian Aid’s cho biết: “Đại dịch Covid-19, là một mối lo lớn trong năm nay, điều này là dễ hiểu. Đối với hàng triệu người ở những khu vực dễ bị ảnh hưởng trên thế giới, các vấn đề khí hậu đã làm gia tăng nguy cơ này. Giống như vắc xin cho COVID-19, chúng ta biết cách khắc phục cuộc khủng hoảng khí hậu. Chúng ta cần giữ nhiên liệu hóa thạch ở yên trong lòng đất (chúng ta cần ngừng khai thác nhiên liệu hóa thạch), tăng cường đầu tư vào năng lượng sạch cũng như giúp đỡ những người đang gặp khó khăn nơi tuyến đầu.

“Cho dù đó là lũ lụt ở châu Á, châu chấu ở châu Phi hay bão ở châu Âu và châu Mỹ, biến đổi khí hậu vẫn tiếp tục hoành hành vào năm 2020. Điều quan trọng là năm 2021 mở ra một kỷ nguyên hoạt động mới để lật ngược thế cờ. Với việc ông Joe Biden đắc cử Tổng thống, các phong trào xã hội trên toàn thế giới kêu gọi hành động khẩn cấp, đầu tư phục hồi môi trường xanh hậu COVID và Hội nghị thượng đỉnh quan trọng về khí hậu của Liên hợp quốc do Vương quốc Anh tổ chức, sẽ mở ra cơ hội lớn để các nước hướng tới một tương lai an toàn.”

Theo tiến sĩ Roxy Mathew Koll, Nhà Khoa học Khí hậu tại Viện Khí tượng Nhiệt đới Ấn Độ tại Pune, Ấn Độ: “Năm 2020 đặc biệt ấm hơn, và Ấn Độ Dương cũng vậy, đây là điều đáng quan ngại. Chúng tôi đã thấy nhiệt độ cao kỷ lục ở Biển Ả Rập và Vịnh Bengal, dao động trong khoảng từ 30°C đến 33°C. Tình trạng nhiệt độ cao này có đặc điểm của sóng nhiệt đại dương và có thể dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng các cơn bão xoáy tiền gió mùa như Amphan và Nisarga. Amphan là một trong những cơn bão xoáy mạnh nhất từng được ghi nhận tại Vịnh Bengal trong giai đoạn tiền gió mùa."

Tiến sĩ Andrew King, Giảng viên Khoa học Khí hậu tại Đại học Melbourne, Úc, chỉ ra: “Năm 2020 là một năm nhiều thách thức với ảnh hưởng của các hiện tượng thời tiết cực đoan trong nhiều trường hợp trở nên trầm trọng hơn do đại dịch COVID-19 đang diễn ra. Lũ lụt nghiêm trọng và bão lốc nhiệt đới đã ảnh hưởng đến các khu vực khác nhau trên thế giới và đối với một số sự kiện như vậy, đặc biệt là sóng nhiệt và cháy rừng, có bằng chứng cho thấy biến đổi khí hậu do con người gây ra đã phần nào làm vấn đề trở nên nghiêm trọng. Trong bối cảnh nhiều khó khăn này, vẫn có cơ hội để thay đổi hướng đi và hướng tới một tương lai xanh hơn, vì vậy chúng ta có thể hạn chế sự nóng lên toàn cầu theo Thỏa thuận Paris và tránh một số hậu quả tai hại nhất do biến đổi khí hậu trong điều kiện phát thải khí nhà kính vẫn tiếp tục tăng cao.”

Theo tiến sĩ Sarah Perkins-Kirkpatrick, Nhà Khoa học Khí hậu và Giảng viên Cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu, Đại học New South Wales, Úc: “Cũng giống như năm 2019 trước đó, năm 2020 đầy rẫy những hiện tượng thời tiết cực đoan thảm khốc. Sau trận cháy rừng ở Úc, California một lần nữa bị thiêu rụi. Cháy rừng và nhiệt độ tăng cao tàn phá Siberia, nhiệt độ khắc nghiệt cuối mùa bao trùm châu Âu, lũ lụt tàn phá các khu vực của châu Á, và một số lượng kỷ lục các trận bão nhiệt đới đã được phát hiện ở Đại Tây Dương. Chúng tôi đã thấy tất cả những điều này với nhiệt độ trung bình toàn cầu là 1°C, càng làm rõ hơn mối quan hệ nhạy cảm giữa các điều kiện trung bình và các hiện tượng cực đoan. Cuối cùng, các tác động của biến đổi khí hậu có thể được cảm nhận thông qua các hiện tượng thời tiết cực đoan này, chứ không phải các thay đổi trung bình. Thật không may, chúng ta có thể trải qua nhiều năm nữa giống như năm 2020 - và tệ hơn - khi nhiệt độ toàn cầu tăng cao hơn”.

Giáo sư M. Shahjahan Mondal, Nhà Khoa học Khí hậu, Giám đốc Viện Quản lý nguồn nước và lũ lụt, Đại học Kỹ thuật và Công nghệ Bangladesh, đưa ra các bằng chứng: “Các bằng chứng khoa học cho thấy cường độ của các trận bão xoáy nhiệt đới ở Vịnh Bengal đã tăng lên trong vài năm qua do nhiệt độ tăng và hệ quả là bão Amphan - một trong những cơn bão mạnh nhất từng được ghi nhận trong năm nay. Hơn nữa, trận lụt năm 2020 là một trong những trận lụt tồi tệ nhất trong lịch sử [của Bangladesh], vì hơn một phần tư diện tích đất nước đã bị ngập.

“Điều này không chỉ liên quan đến việc thay đổi điều kiện khí hậu và sự nóng lên toàn cầu, mà còn liên quan đến việc thay đổi mô hình sử dụng đất và nạn phá rừng. Thật không may, tình hình có thể trở nên tồi tệ hơn trong những năm tới nếu chúng ta không đạt được mục tiêu khí hậu của Thỏa thuận Paris nhằm hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở dưới mức 1,5°C”.

Chia sẻ những thiệt hại, Mitzi Jonelle Tan, Nhà hoạt động Thanh niên của phong trào Fridays For Future (Bãi khóa vì Khí hậu), Philippines cho biết: Năm nay quê hương tôi, Philippines, hứng chịu hết cơn bão này đến cơn bão khác, hết đau thương này đến đau thương khác. Chúng tôi thường hứng chịu những cơn bão, nhưng điều này giống như là một cấp độ mới - bốn cơn bão đến chỉ trong vòng một tháng. Bão Goni và Vamca đã phá hủy hàng nghìn ngôi nhà và khiến nhiều người thiệt mạng. Việc đấu tranh để hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5°C là rất quan trọng cho sự sống còn của tôi và cho cuộc sống của rất nhiều người ở Nam bán cầu”.

Tiến sĩ Shouro Dasgupta, Nhà nghiên cứu tại Trung tâm châu Âu-Địa Trung Hải về Biến đổi Khí hậu và Giảng viên tại Đại học Ca "Foscari Venezia: Các hiện tượng cực đoan liên quan đến khí hậu trực tiếp dẫn đến những ca tử vong và thương tích, lây lan các bệnh truyền qua nước, cũng như phá hủy môi trường sống và cơ sở hạ tầng. Những sự kiện này thường kéo theo thiệt hại kinh tế lớn, làm trầm trọng thêm các tác động trực tiếp đến sức khỏe mà chúng tạo ra. Theo Lancet Countdown, thiệt hại kinh tế do các hiện tượng cực đoan liên quan đến khí hậu ở các nền kinh tế thu nhập thấp lớn hơn gần 5 lần so với các nền kinh tế thu nhập cao vào năm 2019. Đáng lo ngại hơn, chỉ 4% trong số những thiệt hại này được bảo hiểm ở các nền kinh tế thu nhập thấp so với con số 60% ở các nền kinh tế có thu nhập cao.

Ngoài ảnh hưởng từ các nỗ lực giảm thiểu tác động toàn cầu đối với sức khỏe do biến đổi khí hậu và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng, còn có những đồng lợi ích tức thời hơn của việc giảm thiểu phát sinh từ những thay đổi về phơi nhiễm có hại và các hành vi liên quan đến sức khỏe mà giảm thiểu. Nếu được lên kế hoạch và thực hiện cẩn thận, các can thiệp giảm thiểu sẽ mang lại những lợi ích sức khỏe lớn, nhấn mạnh tầm quan trọng của cách tiếp cận "sức khỏe trong tất cả các chính sách".

Theo dangcongsan.vn


Theo dangcongsan.vn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]