(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Sở TN&MT vừa có kết luận, yêu cầu Công ty Long Phú dừng hoạt động nuôi tôm, tiến hành xác định bồi thường, hỗ trợ 32 hộ dân xã Quảng Thái (Quảng Xương) bị ảnh hưởng do nguồn nước dưới đất bị nhiễm mặn.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nuôi tôm công nghiệp gây nhiễm mặn, nhiều hộ dân lao đao

(VH&ĐS) Sở TN&MT vừa có kết luận, yêu cầu Công ty Long Phú dừng hoạt động nuôi tôm, tiến hành xác định bồi thường, hỗ trợ 32 hộ dân xã Quảng Thái (Quảng Xương) bị ảnh hưởng do nguồn nước dưới đất bị nhiễm mặn.

Thời gian qua, báo chí đã phản ánh thực trạng suốt 4 năm liền cuộc sống người dân xã Quảng Thái bị đảo lộn do nguồn nước sinh hoạt bị nhiễm mặn không thể sử dụng. Mặc dù người dân, chính quyền xã Quảng Thái đã nhiều lần kiến nghị, nhưng vẫn chưa được giải quyết triệt để.

Vì nguồn nước bị nhiễm mặn, nhiều hộ dân từng ngày đi xin nước về sinh hoạt, thậm chí có những hộ đã phải di dời đi nơi khác để ở, nhiều hộ dân đã phải bỏ ra chi phí cả chục triệu đồng để khoan giếng. Trường hợp hộ gia đình bà Đào Thị Bình (ở thôn 8), đã phải khoan giếng đến 5 lần, chi phí mỗi lần khoan theo bà là 3 triệu đồng nhưng kết quả cũng giống như các hộ dân khác, nước không thể dùng được.

Nói về nguyên nhân vì sao vài năm trở lại đây nguồn nước lại bị nhiễm mặn một cách bất thường, nhiều hộ dân cho rằng: Kể từ khi Công ty CP Long Phú đi vào hoạt động nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn thì nguồn nước ở các thôn bắt đầu bị nhiễm mặn. Nhiều khả năng do nguồn nước từ các ao hồ nuôi tôm bị rò rỉ, thẩm ngấm vào mạch nước ngầm, nguồn nước sinh hoạt của bà con.

Hằng ngày bà Hoàng Thị Châu (thôn 8) phải đi xin nước về sử dụng.

Trước thực trạng trên, ngày 1/6/2016 Sở TN&MT đã ban hành Quyết định số 276 thành lập Đoàn kiểm tra, tiến hành lấy 21 mẫu nước dưới đất (thôn 7 lấy 12 mẫu; thôn 8 lấy 8 mẫu; tại UBND xã Quảng Thái lấy 1 mẫu). Tại Công ty Long Phú lấy 1 mẫu nước giếng khoan, 1 mẫu nước thải và 3 mẫu đất tại các ao nuôi tôm tiến hành phân tích, xác định nguyên nhân.

Sau khi tiến hành phân tích các mẫu nước, mẫu đất kết quả cho thấy, có 12 hộ hàm lượng Cl- (độ mặn) trong nước giếng đào, giếng khoan vượt nhiều lần quy chuẩn cho phép, gây nên tình trạng nguồn nước dưới đất nhiễm mặn không sử dụng cho sinh hoạt của các hộ dân. Khu vực nước nhiễm mặn tập trung ở thôn 7 (9/12 hộ) là khu vực nằm ở phía Tây Bắc các ao nuôi tôm Công ty Cổ phần Long Phú.

Điều đáng nói, kể từ khi đi vào hoạt động đến nay, công ty chưa thực hiện quan trắc, giám sát môi trường hằng năm. Trong quá trình cải tạo ao nuôi, quy trình nuôi, chưa có văn bản về sự thay đổi các biện pháp bảo vệ môi trường so với Đề án bảo vệ môi được phê duyệt; chưa có đánh giá, tổng hợp quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải để lập hồ sơ đề nghị cấp phép theo quy định của Luật Tài nguyên nước...

Để giải quyết vấn đề nguồn nước dưới đất bị nhiễm mặn tại khu vực thôn 7, thôn 8, xã Quảng Thái, đảm bảo ổn định đời sống cho các hộ dân bị ảnh hưởng, Sở TN&MT yêu cầu Công ty CP Long Phúc dừng hoạt động nuôi tôm tại khu vực các ao nuôi đã được đầu tư, xây dựng từ năm 2003 diện tích 9,7 ha để báo cáo UBND tỉnh xem xét; cho phép chuyển mô hình sản xuất từ nuôi tôm công nghiệp sang khu du lịch nghỉ dưỡng, theo Quy hoạch sử dụng đất (giai đoạn 2011 - 2020) xã Quảng Thái đã được phê duyệt.

Thực hiện nghiêm việc quan trắc, giám sát môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối các ao nuôi tôm mới cải tạo, đầu tư năm 2016, diện tích 3,5 ha (phía Nam khu đất). Có cam kết với UBND tỉnh; thực hiện ngay quy trình rửa mặn, đồng thời phối hợp với UBND xã Quảng Thái để xác định bồi thường, hỗ trợ 32 hộ dân bị ảnh hưởng do nguồn nước dưới đất bị nhiễm mặn…

Sơn Đình



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]