(vhds.baothanhhoa.vn) - Không thể phủ nhận làng nghề, cơ sở chế tác đá mỹ nghệ đã tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động, góp phần phát triển KT-XH tại các xã Vĩnh Minh, Vĩnh Thịnh... huyện Vĩnh Lộc. Tuy nhiên, đã nhiều năm nay, người dân tại khu vực làng nghề, cơ sở chế tác đá mỹ nghệ đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi tiếng ồn, khói bụi.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề chế tác đá mỹ nghệ

Không thể phủ nhận làng nghề, cơ sở chế tác đá mỹ nghệ đã tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động, góp phần phát triển KT-XH tại các xã Vĩnh Minh, Vĩnh Thịnh... huyện Vĩnh Lộc. Tuy nhiên, đã nhiều năm nay, người dân tại khu vực làng nghề, cơ sở chế tác đá mỹ nghệ đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi tiếng ồn, khói bụi.

Dọc Quốc lộc 217, đoạn qua hai xã Vĩnh Minh, Vĩnh Thịnh (Vĩnh Lộc), không khó để nhận ra việc hàng chục cơ sở chế tác đá mỹ nghệ mọc lên như“nấm sau mưa”, nằm xen kẽ trong khu dân cư.

Được biết, nghề chế tác đá tại đây vốn nổi tiếng từ lâu, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, qua năm tháng, người dân dần mở rộng quy mô. Theo quan sát, trung bình mỗi ngày, hàng chục cơ sở chế tác đá thải ra môi trường hàng trăm mét khối nước thải, bụi đá, khói bụi. Các cơ sở đều không tuân thủ quy định của pháp luật về đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường, hệ thống xử lý nước thải sơ sài.

Bên cạnh đó, nhiều hộ còn ngang nhiên xả nước thải xay đá xuống hệ thống kênh mương, bụi bay mù mịt, tràn lan hai bên Quốc lộ 217, gây mất mỹ quan, ảnh hưởng đời sống của người dân.

Không những vậy, hồ chứa nước thải của các xưởng chế tác thường là bể dùng chung, xây dựng tạm bợ, theo kiểu đối phó với cơ quan chức năng. Như một quy trình được lập sẵn, cứ sau một thời gian bụi đá lắng xuống, đầy hố các hộ sẽ thuê người múc đi đổ nơi khác. Mặt khác, nhiều cơ sở được xây dựng tạm bợ, không có vách ngăn, không chú trọng đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải.

Nước thải từ các cơ sở chế tác thải trực tiếp ra hệ thống kênh mương thuộc xã Vĩnh Thịnh, Vĩnh Lộc.

Do nằm sát mỏ đá, nhà xưởng, nhiều năm qua gia đình bà P.T.N (xã Vĩnh Minh) phải sống chung với bụi, tiếng ồn. Gia đình bà phải đóng cửa cả ngày, có thời điểm làng nghề vào mùa, hoặc dịp cận tết, nhu cầu khách hàng lớn, các cơ sở hoạt động hết công suất lẫn ngày đêm khiến cuộc sống gia đình gặp nhiều phiền toái.

Không chỉ riêng hộ bà N., nhiều hộ dân tại xã Vĩnh Thịnh cũng phải sống trong tình trạng ô nhiễm từ nhiều năm nay, họ đã gửi kiến nghị chính quyền sớm có biện pháp quy hoạch cụm làng nghề, đưa các cơ sở này ra khu vực làng nghề tập trung, nhưng vẫn chưa có câu trả lời.

Bên cạnh đó, tình trạng xe quá khổ, quá tải ngày đêm “oanh tạc” phá nát đường dân sinh, mỗi ngày có tới hàng trăm lượt xe ra vào mỏ, xưởng chế tác chở đá, vật liệu. Những con đường dân sinh khang trang, kiên cố ngày nào, giờ đang bị cày nát không thương tiếc.

Ông Trịnh Văn Hùng - Chủ tịch UBND xã Vĩnh Minh, cho biết: “Hiện toàn xã có 1 làng nghề với diện tích hơn 2 ha, cùng 47 cơ sở chế tác đá,gần 15 doanh nghiệp công ty hoạt động nghề khai thác và chế biến đá, 6 mỏ khai thác đá. Đối với tình trạng ô nhiễm môi trường tại các cơ sở này, xã có phối hợp với huyện, cử cán bộ thường xuyên xuống kiểm tra, theo dõi môi trường. Hiện, địa phương cũng có thành lập một đội 5 - 6 người chuyên tưới nước, thu gom vật liệu thải của các doanh nghiệp”.

Ông Mai Văn Hồng - Chủ tịch UBND xã Vĩnh Thịnh cũng thừa nhận: Xã hiện nay chưa có cụm làng nghề, có hơn 30 cơ sở nằm rải rác, xen kẽ khu dân cư, đối với hệ thống xử lý nước thải, nhà xưởng xây dựng sơ sài... Xã cũng đã đề nghị tỉnh quy hoạch 3,2 ha đất sản xuất kinh doanh nằm tại thôn 8, 9 để sang nămthống nhất các hộ vào sản xuất tập trung.

Trao đổi vớiông Nguyễn Văn Công - Trưởng phòng TN&MT huyện Vĩnh Lộc, cho rằng để giải quyết dứt điểm tình trạng ô nhiễm môi trường tại các cơ sở chế tác đá, các địa phương phải thành lập cụm công nghiệp, đồng thời đưa các hộ vào sản xuất tập trung. Trước mắt, huyện chỉ đạo các xã Vĩnh Minh, Vĩnh Thịnh, yêu cầu các hộ xây dựng hàng rào che chắn, xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải, chất thải trong gia đình, hệ thống phun sương mù... Nếu có điều kiện, trồng thêm cây xanh hút bụi.

Để giảm thiểu môi trường, các cơ sở sản xuất, chế tác đá cần nâng cao ý thức trong bảo vệ môi trường, các địa phương cũng cần có lộ trình dài hơi trong việc bảo vệ môi trường làng nghề, tránh thất thoát nguồn tài nguyên.

Trung Lê


Trung Lê

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]