(vhds.baothanhhoa.vn) - Huyện Thọ Xuân là một trong hai địa phương của Thanh Hóa được chọn để triển khai thí điểm mô hình đổi chất thải nhựa lấy đồ dùng thân thiện với môi trường. Nhận thức được vai trò quan trọng của việc phân loại, xử lý rác thải, đặc biệt là chất thải nhựa ảnh hưởng đến môi trường, UBND huyện đã lựa chọn xã Thọ Lộc là đơn vị triển khai thí điểm làm cơ sở.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tạo thói quen thu gom phân loại, tái sử dụng chất thải nhựa

Huyện Thọ Xuân là một trong hai địa phương của Thanh Hóa được chọn để triển khai thí điểm mô hình đổi chất thải nhựa lấy đồ dùng thân thiện với môi trường. Nhận thức được vai trò quan trọng của việc phân loại, xử lý rác thải, đặc biệt là chất thải nhựa ảnh hưởng đến môi trường, UBND huyện đã lựa chọn xã Thọ Lộc là đơn vị triển khai thí điểm làm cơ sở.

Để triển khai thực hiện mô hình có hiệu quả, UBND huyện Thọ Xuân đã xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, phối hợp với Sở TN&MT tập huấn, hướng dẫn quy trình phân loại rác thải tại nguồn; tuyên truyền để nhân dân hạn chế sử dụng các sản phẩm từ nhựa, thu gom, phân loại các loại vỏ bao bì, sản phẩm, vật dụng từ nhựa, ni lông. Đây là mô hình hết sức thiết thực, dễ làm, tất cả mọi người dân đều có thể tham gia hưởng ứng bằng những việc làm thật đơn giản như tập trung, tái chế, tái sử dụng chất thải, hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa, túi ni lông, tiết kiệm ga, điện, phân loại rác thải đúng quy định, trồng và chăm sóc cây xanh... Đồng thời lên án những hành vi gây ô nhiễm môi trường, thói quen sử dụng lãng phí tài nguyên thiên nhiên, năng lượng.

Để tạo được sự đồng thuận cao của nhân dân, xã Thọ Lộc đã tập trung công tác tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt việc thu gom, phân loại rác thải nhựa, tiến tới nói không với sản phẩm nhựa dùng một lần để tạo thành xã điểm trong phong trào chống rác thải nhựa. Xã đã tổ chức tuyên truyền bằng nhiều hình thức. Đó là tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh cơ sở, các chi bộ thôn thực hiện tuyên truyền đến từng hộ dân, hướng dẫn các hộ phân loại rác, thu gom rác thải nhựa. Được cán bộ xã, thôn trực tiếp tuyên truyền, được Sở TN&MT tập huấn phổ biến các quy phạm pháp luật trên lĩnh vực môi trường, hướng dẫn phân loại và xử lý chất thải rắn tại nguồn nên hầu hết người dân ở xã Thọ Lộc đều hiểu tác hại của rác thải nhựa đối với môi trường và sức khỏe con người. Trước kia các loại rác thải hữu cơ và vô cơ, trong đó có nhiều loại rác có nguồn gốc từ nhựa như là túi ni lông, vỏ bao bì, các loại vật dụng sinh hoạt dùng một lần được sản xuất bằng nhựa... đều được các gia đình bỏ chung vào thùng rác, khi đầy sẽ đem đến nơi tập kết rác. Từ ngày tham gia mô hình phân loại rác thải tại gia đình, nhiều hộ dân trên địa bàn xã đã chủ động phân loại, bỏ riêng từng loại rác, do đó có thể tận dụng được nhiều loại rác thải để dùng vào việc hữu ích, hạn chế lượng rác phát sinh ra môi trường. Đến nay, hầu hết các hộ gia đình ở xã Thọ Lộc đều thực hiện việc phân loại rác thải sinh hoạt ngay tại gia đình như một thói quen trong sinh hoạt hàng ngày.

Rác thải nhựa đang là mối nguy hại đối với môi trường sống của con người.

Xuất phát từ tình hình thực tế, sau khi Thủ tướng Chính phủ phát động phong trào chống rác thải nhựa, trong đó đề ra mục tiêu: “Phấn đấu đến năm 2021 các cửa hàng, chợ, siêu thị ở các đô thị không sử dụng đồ nhựa dùng một lần; đến năm 2025 cả nước không sử dụng đồ nhựa dùng một lần”, ngày 4/12/2018, UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Kế hoạch số 198/KH-UBND về thực hiện phong trào chống rác thải nhựa trên địa bàn tỉnh. Qua đó nhằm nâng cao nhận thức cho người dân về tác hại của rác thải nhựa, giảm thiểu sử dụng túi ni lông và đồ nhựa một lần, thay bằng các sản phẩm thân thiện với môi trường. Ngày 16/3/2020, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch hành động số 76/KH-UBND về quản lý rác thải nhựa đại dương trên địa bàn tỉnh đến năm 2030. Mục tiêu đến năm 2025 giảm thiểu 50% rác thải nhựa trên biển; thu gom 50% ngư cụ khai thác bị mất hoặc vứt bỏ; 50% các khu, điểm du lịch, cơ sở sản xuất kinh doanh lưu trú du lịch và dịch vụ du lịch khác ven biển không sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông khó phân hủy; bảo đảm tối thiểu một năm hai lần phát động tổ chức chiến dịch thu gom, làm sạch các bãi biển; khu bảo tồn biển hòn Mê không sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông khó phân hủy...

Giảm thải rác thải nhựa góp phần bảo vệ môi trường, việc xây dựng và nhân rộng các mô hình phân loại rác thải tại nguồn có ý nghĩa rất quan trọng nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực của rác thải nhựa đối với môi trường sống của con người. Từ kết quả đạt được ở xã điểm Thọ Lộc, tin rằng mô hình này sẽ tiếp tục lan rộng đến nhiều địa phương khác trên địa bàn huyện Thọ Xuân cũng như toàn tỉnh trong thời gian tới.

Phương Anh


Phương Anh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]