(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Những bức ảnh sinh động về đàn Voọc xám Đông Dương lớn nhất tại Việt Nam do ông Nguyễn Đình Hải - Giám đốc Khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên sau 3 tháng ăn rừng, ở suối có được đang để lại những giá trị nghiên cứu to lớn về loài động vật quý hiếm này.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thêm thuận lợi cho việc nghiên cứu về Voọc xám Đông Dương

(VH&ĐS) Những bức ảnh sinh động về đàn Voọc xám Đông Dương lớn nhất tại Việt Nam do ông Nguyễn Đình Hải - Giám đốc Khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên sau 3 tháng ăn rừng, ở suối có được đang để lại những giá trị nghiên cứu to lớn về loài động vật quý hiếm này.

Ông Hải cho biết, trong Khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên hiện có quần thể Voọc xám lớn nhất Việt Nam tính đến thời điểm hiện nay. Loài Voọc xám này đã được ghi nhận từ những năm 1998, nhưng chưa có các nghiên cứu chi tiết về tình trạng quần thể và vùng cư trú của chúng.

Chia sẻ về những khó khăn trong quá trình nghiên cứu, và chụp ảnh về chúng, ông Hải cho biết: Phải trực tiếp vào rừng ăn ở nhiều ngày để làm quen mới có thể ghi lại những hình ảnh về đàn Voọc xám. Ban đầu rất khó để tiếp cận để chúng làm quen với sự xuất hiện của con người. Sau nhiều ngày ăn ở làm quen, không gây hại cho chúng thì mới có thể chụp ảnh được.

Một bức ảnh sinh động về loài Voọc xám Đông Dương được xem là lớn nhất Việt Nam tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên.

Theo kết quả điều tra thực địa và phỏng vấn người dân địa phương và các kiểm lâm viên, trong thời gian từ 2013 - 2015 đã ghi nhận được 7 đàn Voọc xám tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên. Trong quá trình bảo tồn, tổng số Voọc xám ước tính khoảng 100 - 200 cá thể, mỗi đàn có khoảng 30 - 35 cá thể. Có 4 đàn đã quan sát thấy có con mới sinh.

Số cá thể Voọc xám Đông Dương nêu trên phân bố, sinh sống tại bốn dạng sinh cảnh là: rừng thường xanh trên núi đá vôi; rừng thường xanh á nhiệt đới; rừng thường xanh nhiệt đới ít bị tác động; rừng hỗn giao giữa gỗ và cây giang, nứa tại Khu BTTN Xuân Liên. Hiện Voọc xám Đông Dương có vùng phân bố lịch sử thuộc 11 tỉnh gồm: Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Phú Thọ, Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tỉnh và Quảng Bình.

Hiện nay, loài Voọc này chỉ còn ghi nhận ở một số khu vực thuộc các tỉnh Điện Biên, Yên Bái, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An, với kích thước quần thể nhỏ và rất nhỏ. Quần thể Voọc xám tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên là quần thể được xem là lớn nhất của loài vật còn sót lại ở Việt Nam này.

Đình Giang



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]