(vhds.baothanhhoa.vn) - Không có báo cáo đánh giá tác động môi trường, nước thải chưa xử lý thải trực tiếp ra ngoài môi trường, công nhân không được trang bị thiết bị bảo hộ lao động, hệ thống phòng cháy sơ sài... đó là thực tế tại Công ty TNHH Xuyên Bình (thôn 2, xã Hợp Thắng, Triệu Sơn) chuyên ép ván gỗ, băm dăm.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Triệu Sơn: Cơ sở ép ván gỗ, băm dăm đầu độc sông Nhơm?

Không có báo cáo đánh giá tác động môi trường, nước thải chưa xử lý thải trực tiếp ra ngoài môi trường, công nhân không được trang bị thiết bị bảo hộ lao động, hệ thống phòng cháy sơ sài... đó là thực tế tại Công ty TNHH Xuyên Bình (thôn 2, xã Hợp Thắng, Triệu Sơn) chuyên ép ván gỗ, băm dăm.

Theo phản ánh của người dân địa phương, chúng tôi có mặt tại Công ty TNHH Xuyên Bình có địa chỉ tại thôn 2, Hợp Thắng (Triệu Sơn). Cơ sở nằm sát tỉnh lộ 514, phía sau là dòng sông Nhơm chạy qua.

Trong khuôn viên có diện tích trên 5.000m2, có một khu xưởng ép gỗ đang vận hành với mặt sân chứa đầy gỗ dăm được bóc vỏ, chất cao khoảng gần 2m nằm la liệt trước mặt phân xưởng, khói bụi từ dăm gỗ bay lên mù mịt...

Ông Nguyễn Trọng Xuyên - Giám đốc Công ty TNHH Xuyên Bình cho biết, cơ sở hoạt động từ năm 2011 cho đến nay, chuyên ép ván gỗ xuất khẩu, băm dăm, công suất 10 khối/ngày, công suất lò đốt 1,5 tấn/ngày. Đối với lượng dăm gỗ, công ty thường tập kết rồi đốt 1 tháng/lần...

Theo quan sát, cơ sở này chỉ xây dựng một bể lắng lọc với dung tích 1.000m3, trong khi đó phân xưởng thiếu hệ thống hút bụi, phun nước... Công nhân không được trang bị bảo hộ lao động, bụi từ dăm gỗ bay mù mịt, ngột ngạt từ trong phân xưởng ra tận bên ngoài.

Hơn nữa, hệ thống tường rào xây dựng sơ sài, tạm bợ, nước thải không qua xử lý ngang nhiên chảy từ khu sản xuất qua sân tập kết vật liệu qua một ống cống xi măng, chảy thẳng xuống dòng sông Nhơm, đoạn chạy qua xã Hợp Thắng.

Nước thải từ cơ sở ép ván gỗ, băm dăm thuộc Công ty TNHH Xuyên Bình, xã Hợp Thắng, Triệu Sơn chưa qua xử lý xả trực tiếp qua ống cống xuống dòng sông Nhơm, đoạn qua xã Hợp Thắng, Triệu Sơn.

Chị P., công nhân làm việc tại cơ sở đã được 2 năm cho hay, mặc dù công việc có độc hại, khói bụi từ dăm gỗ, nhưng cũng cố gắng làm, thu nhập bình quân chị nhận được khoảng 5 triệu đồng/ tháng.

Theo tìm hiểu, những công nhân lao động tại đây, họ làm việc dưới môi trường độc hại, nhưng chủ cơ sở lại tỏ ra thờ ơ trong việc mua sắm trang thiết bị bảo hộ lao động. Với trên 50 công nhân, nhưng cơ sở này mới chỉ đóng BHXH cho gần 20 công nhân...

Đối với quy trình sản xuất ép ván gỗ, băm dăm thường dễ cháy nếu tiếp xúc với nguồn nhiệt, qua khảo sát cơ sở không bảo đảm an toàn phòng cháy chữa cháy, tiếp cận một số khu vực sản xuất, PV phát hiện chủ xưởng không treo bình phòng cháy, tiêu lệnh chữa cháy...

Anh Nguyễn Hữu H., (thôn 2, xã Hợp Thắng) lo lắng: “Do cơ sở nằm gần khu dân cư, lại gần trục đường lớn, bên cạnh những cỗ máy cứ “quay cuồng” hoạt động liên tục tại phân xưởng, gây ra tiếng ồn lớn. Hàng ngày, lượng xe lớn chở gỗ ra vào thường xuyên cũng tiềm ẩn mất an toàn giao thông...”

Bà Nguyễn Thị Xuân - Phó trưởng phòng Phòng TN&MT huyện Triệu Sơn, cho biết, toàn huyện có 5 cơ sở sản xuất và chế biến gỗ, tập trung chủ yếu tại các xã Thọ Sơn, Hợp Thắng, Triệu Thành... Trong đó, có 3 cơ sở ép ván gỗ, băm dăm. Đối với cơ sở ép ván gỗ, băm dăm tại xã Hợp Thắng, chúng tôi sẽ xuống kiểm tra, đề nghị công ty khắc phục nếu xảy ra sai phạm.

Được biết, ngoài huyện Triệu Sơn, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện có nhiều cơ sở, nhà máy chế biến dăm gỗ xây dựng tự phát, không phép, chưa hoàn thiện thủ tục, hồ sơ được cơ quan có thẩm quyền cấp phép...

Trung Lê


Trung Lê

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]