(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Hàng loạt những dự án được nghiên cứu và xây dựng với mong muốn tái cơ cấu ngành nông nghiệp, trong đó căn bản là chuyển nền nông nghiệp từ nhỏ lẻ, manh mún, lấy nông dân làm trọng tâm sang nền nông nghiệp hiện đại, lấy doanh nghiệp làm trung tâm. Tất cả từng mang theo kỳ vọng của chính những người dân và của cả các cấp, ban, ngành…

Tin liên quan

Đọc nhiều

Những dự án nông nghiệp bị ‘lãng quên’ (Bài 1): Hàng loạt dự án mang theo kỳ vọng

(VH&ĐS) Hàng loạt những dự án được nghiên cứu và xây dựng với mong muốn tái cơ cấu ngành nông nghiệp, trong đó căn bản là chuyển nền nông nghiệp từ nhỏ lẻ, manh mún, lấy nông dân làm trọng tâm sang nền nông nghiệp hiện đại, lấy doanh nghiệp làm trung tâm. Tất cả từng mang theo kỳ vọng của chính những người dân và của cả các cấp, ban, ngành…

Tiềm năng lớn

Nông nghiệp Thanh Hóa luôn được đánh giá cao về tiềm năng nhờ quỹ đất lớn, nguồn lao động dồi dào và là một trong số ít tỉnh của cả nước có cả ba vùng sinh thái: Trung du miền núi, đồng bằng, ven biển. Về cơ cấu kinh tế 6 tháng đầu năm 2017, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm tỷ trọng 20,47%.

Thực hiện công cuộc đổi mới, những năm qua kinh tế Thanh Hóa không ngừng phát triển, đóng góp vào đó nền nông nghiệp của tỉnh cũng đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực: Sản xuất lương thực, phát triển cây công nghiệp, chăn nuôi, chuyển đổi cơ cấu sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, củng cố và đổi mới quan hệ sản xuất.

Trong định hướng phát triển của tỉnh, Thanh Hóa luôn xác định thu hút vốn đầu tư của doanh nghiệp đặc biệt là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là giải pháp quan trọng để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đẩy nhanh tốc độ phát triển KT-XH trên địa bàn. Chính vì vậy, các cấp, ban, ngành của tỉnh đã và đang tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI); thực hiện công khai, minh bạch hóa các thủ tục đồng thời đẩy mạnh cải cách hành chính, đầu tư kết cấu hạ tầng, ban hành nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và tăng cường đào tạo nguồn nhân lực; đảm bảo an ninh, an toàn nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp an tâm đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Những biện pháp trên đã tạo nên sự hấp dẫn riêng của môi trường đầu tư Thanh Hóa, tạo tiền đề để ngành nông nghiệp kêu gọi doanh nghiệp tham gia vào các dự án.

Kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp sẽ tạo điều kiện để phát triển nền nông nghiệp hiện đại. (Ảnh: Minh Lý)

Nhiều dự án được kỳ vọng

Đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành nông nghiệp, những năm qua Sở NN&PTNT và các địa phương trong tỉnh đã chủ động xây dựng nhiều dự án riêng của ngành nông nghiệp và tiến hành kêu gọi nhà đầu tư. Việc phát triển theo hướng dự án quy mô lớn góp phần tận dụng tối đa những tiềm năng sẵn có của nông nghiệp Thanh Hóa, gắn sản xuất với tiêu thụ, giảm gánh nặng cho người nông dân, nâng cao thu nhập và tạo ra những sản phẩm chất lượng phục vụ nhu cầu thị trường. Quan trọng hơn cả, với việc xuất hiện của các doanh nghiệp trong sản xuất nông nghiệp, nền nông nghiệp truyền thống vốn lấy trọng tâm là người nông dân nay sẽ chuyển sang trọng tâm là doanh nghiệp, từ đó sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển theo hướng hiện đại, tăng cường tích tụ ruộng đất, thay đổi quan hệ sản xuất.

Sau khi nghiên cứu tiềm năng, thế mạnh của mỗi địa phương trong tỉnh, ngành Nông nghiệp Thanh Hóa đã xây dựng nhiều dự án. Có thể kể đến hàng loạt những dự án được kêu gọi đầu tư từ những năm 2011, 2012 như: Dự án bảo quản, chế biến, xay xát gạo tại xã Định Hưng; Dự án khôi phục sản xuất tương truyền thống làng Ái, xã Định Hải; Dự án khôi phục làng nghề sản xuất và chế biến dưa cải lê xã Yên Thái (Yên Định); Dự án đầu tư xây dựng nhà máy chế biếnhành củ thái lát, sấy khô xuất khẩu (Nga Sơn); một số dự án khác được xây dựng trên địa bàn rộng gồm nhiều huyện như Dự án đầu tư phát triển vùng nguyên liệu và chế biến ngô theo hướng hàng hóa; Dự án đầu tư, phát triển vùng nguyên liệu và chế biến sản phẩm rau, quả xuất khẩu trên địa bàn tỉnh… Trong số những dự án trên, có những dự án có tổng mức đầu tư dự kiến lên tới hàng chục, hàng trăm tỷ đồng, nhỏ hơn thì vài tỷ đồng. Khi xây dựng các dự án này, ngành nông nghiệp Thanh Hóa hy vọng sẽ mời gọi được các nhà đầu tư có thực lực, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài cùng tham gia và tạo ra các sản phẩm đủ khả năng xuất khẩu.

Và còn hàng loạt những dự án khác theo kế hoạch nếu trở thành hiện thực sẽ giảm mối lo đầu ra cho nông sản, hình thành nhiều sản phẩm nông nghiệp đã qua chế biến mang lại lợi nhuận cao và có tính cạnh tranh trên thị trường. Chính ưu điểm đó đã biến những dự án trên dù mới chỉ trên giấy nhưng được kỳ vọng sẽ làm thay đổi diện mạo ngành nông nghiệp trong tương lai không xa.

Và còn nhiều dự án đang được kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Ngành nông nghiệp vẫn đang nỗ lực với nhiệm vụ quan trọng hàng đầu đó là hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thông qua những dự án lớn.

Nguyên Mai



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]